“Đất lành chim đậu” (tục ngữ)

 

(Người Tầu ở quê tôi, thị xă Quảng Trị)

 

 

 

 

            Cũng giống như ở các thành phố, thị trấn toàn khắp nước ta, người Tầu ở thị xă Quảng Trị khá đông. Họ có những sinh hoạt, phần nhiều là buôn bán, đóng góp vào việc phát triển kinh tế của địa phương.

 

            Tôi không rơ họ đến định cư ở đây từ lúc nào!

Có thể có những gia đ́nh đến đây từ thời “phản Thanh phục Minh”, sớm nhất, lâu nhứt hoặc có gia đ́nh đến định cư hồi cuối thế kỷ 19 hay đầu thế kỷ 20, sau Cách mạng Tân hợi ...

Có thể nhà họ Lữ đến đây sớm nhứt, tôi đoán chừng cùng một thời với ḍng họ Phan Thanh... (Phan Thanh Giản, kinh lược Nam Kỳ, chánh sứ phái đoàn sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông Nam bộ), Phạm Phú... (Phạm Phú Thứ, phó sứ trong sứ bộ Phan Thanh Thanh Giản nói trên), họ Ngụy Khắc... (Ngụy Khắc Đản, có vai tṛ như ông Phạm Phú Thứ), họ Trần Tiễn... (như ông Trần Tiễn Thành, phụ chính đại thần triều Dục Đức), Lư Văn... (Lư Văn Phức, quan triều Nguyễn, tác giả “Nhị Thập Tứ Hiếu”). Tất cả, đều là quan nhà Minh, qua làm quan triều Nguyễn, tự nhận là người Việt Nam, không c̣n hay muốn dính líu ǵ đến người Tầu bên lục địa, nhất là chế độ Cộng Sản Tầu.

            Cụ Lữ Mộng Liên, người lớn nhất và uy tín nhứt trong ḍng họ Lữ nầy ở Quảng Trị, trước kia từng làm thừa phái ở phủ Hải Lăng, khi ông Ngô Đ́nh Diệm làm tri phủ ở đây, sau làm việc ở ṭa hành chánh tỉnh Quảng Trị, trông ông cụ không có chút ǵ là Tầu cả, đặc biệt trong cách phục sức khi ông đi làm việc. Tôi c̣n nhớ h́nh ảnh ông cụ khi tôi lớn lên. Ông cụ mặc áo lương đen dài, quần là ông sớ, che dù, mang dép hạ. Các con ông cụ, có người vào quân đội Việt Nam (miền Nam), làm tướng tá (tướng Lữ Lan), giáo sư (ông Lữ Minh Phương, chị Cam Thảo, Bá Diệp)... Và ông kiến trúc sư Lữ Minh Sơn, bạn cùng lớp (khi học tiểu học và khi học ở Quốc Học Huế), chẳng bao giờ tôi thấy ông bạn nói ngọng tiếng Việt chưa sửa, hay ngộ, nị bao giờ, coi như “mít” đặc, “mít chăm phần chăm”.

            Ḍng họ Lữ ở Quảng Trị khá đông, có thể có cả anh em ông trung tá Lữ Quảng, ông đại úy (hay thiếu tá?) Thiết giáp Lữ Chương Điền (bạn học với tôi), ông trung tá không quân Lữ Phụng Tiên (Không phải dịch từ tên văn hào La Fontaine của Pháp). Ông dượng tôi, ông Lữ Thượng Thại, chủ hiệu hớt tóc Đồng Sanh (Tôi thường gọi đùa là “Đồng sanh, đồng tử”: sống chết có nhau), hiệu hớt tóc lâu đời và lớn nhứt thị xă, vợ ông cùng họ Phan, bà con với mẹ tôi. Gia đ́nh nầy “Phật tử thuần thành”. Các con ông như anh Lữ Thượng Cống (sau gọi là Công), Lữ thị Lân, Lữ thị Cần (bạn học với vợ tôi) cũng có nhiều người biết đấy.

            Gia đ́nh ông dượng tôi, cũng như gia đ́nh tôi, chỉ c̣n cái họ gốc Tầu. Đố ai t́m được cái áo xẩm, hay một chút “chi hồ giả dă” (1) trong ngôn ngữ của họ.

           

            Những già đ́nh khác th́ có chút ǵ Tầu hơn.

            Trong cách gọi, người dân Quảng Trị cũng gọi họ một cách khác hơn: gọi bằng “chú”, có nghĩa là “chú Ba” (ba Tầu), phân biệt với chú Bảy (chú Bảy Chà, người Ấn độ). Khi c̣n nhỏ, tôi không thấy chú Bảy nào lập nghiệp ở Quảng Trị. Thỉnh thoảng, không rơ từ đâu, họ đến bán vải, thường là lụa Bombay của Ấn  Độ. Họ đi bán dạo từng nhà.

 

            Chú Ba nổi tiếng giàu có nhứt Quảng Trị là chú Quánh. Tôi không rơ cái tên Quánh nầy từ đâu mà ra! Có thể là từ tiếng Tầu, tên tục. Cửa hiệu của ông, mặt tiền th́ ở đường Trưng Trắc, tức là đường chạy ṿng quanh chợ Quảng Trị, ngó ra ngôi nhà lồng bán thịt, hậu th́ ở đường bờ sông (đường Gia Long), bên hông là con đường ngắn, nối đường Trưng Trắc với đường bờ sông.

            Trước 1945, của hiệu nầy là một gian nhà ngói đỏ, thấp, rộng, trước có tấm bảng hiệu chữ quốc ngữ “Diệp Đức Kư”, phía dưới có chua hàng chữ Tầu. Dĩ nhiên là tôi không đọc được hàng chữ Tầu nầy. Tiệm bán đủ mọi thứ dụng cụ, kể cả vật liệu xây dựng. Tôi, hồi ấy là thằng nhóc con, đi ngang th́ ṭ ṃ nh́n vào xem, chớ không mua bán ǵ nên không rơ về hàng hóa chưng bán trong tiệm.

 

            Năm 1946, Việt Minh kêu gọi (hay bắt buộc?) “tiêu thổ kháng chiến”. Hầu hết công ốc, trường học, chợ búa đều bị dân nhà quê nghe Việt Minh xúi dại, lên thành phố triệt hạ thành b́nh địa. Tư gia, ai ở lại, chưa tản cư th́ c̣n giữ được nhà của họ. Năm 1948, sau 3 năm “chạy tản cư”, về lại thị xă, tôi lại đi chơi lang thang và lại thấy tiệm Diệp Đức Kư vẫn c̣n nguyên. Khoảng 1950 hay 51 ǵ đó, tôi không nhớ chắc, ngôi nhà bị phá bỏ, xây cao lầu 1 từng, có sân thượng, cửa ngơ vách tường theo kiểu hiện đại thời bấy giờ. Thế rồi tôi đi xa, chẳng biết ǵ về sau!

            Các người con lớn của ông DĐK tôi chỉ biết lờ mờ. Họ thuộc bậc đàn anh, như ông Diệp Hải Ba, Diệp Hải Dung chẳng hạn. Khi tôi lớn lên, không rơ ông Diệp Hải Ba ở đâu. Ở hải ngoại,  thỉnh thoảng đọc Đặc San Hương Quê, thấy ông có nói vài lời, xem ra ḷng “vọng quốc Quảng Trị” của ông cũng c̣n nặng lắm! C̣n ông Diệp Hải Dung là người dựng nhà máy nước đá đầu tiên ở Quảng Trị, ngay bên hông nhà, kế bên con đường nối đường Trưng Trắc và đường Bờ Sông nói trên. Đi học ngang qua, tôi thường nghe tiếng máy chạy xành xạch và cái dàn nước lọc cao, nước từ trên ṿi cao tuôn ra xối xả, trông vui mắt lắm. Tôi đúng là thằng nhà quê!!! Tiệm kem Diệp Hải Dung, cũng tại nhà nầy, ngó ra chợ, cũng là tiệm kem đầu tiên ở Quảng Trị. Tiệm trang trí cũng đẹp, màn xanh, đèn đỏ (Hồi ấy chưa có đèn néon). Lúc ấy chúng tôi đă học trung học, vài lần vào kéo ghế ăn kem.

            Có một bận, tôi và anh em Hồ Diện, Hồ Dzơn, gom tiền đi ăn kem. Diện tranh giữ tiền. Ăn kem xong, hai “anh em nhà họ Hồ” nầy chọc quê tôi, chưa trả tiền mà đă bỏ trốn mất tiêu, để tôi ngồi một ḿnh, trơ mặt địa ra v́ không có tiền.

            Tôi làm mặt tĩnh, tới ngay quầy tính tiền. Ông Diệp Hải Dung lúc ấy mới cưới vợ, để vợ ngồi làm “cát-shia”. Tôi nói: “Thưa cô, em đi ăn kem với hai thằng bạn, tụi nó giữ tiền, chơi ác, bỏ trốn mất. Cô cho em cấn cái đồng hồ, mai em đem tiền lại trả, lấy đồng hồ lui.”

            Bà chủ cũng biết tụi tôi nghịch nhau nên khi tôi đưa đồng hồ ra th́ bà ấy không lấy. Vừa khi đó th́ hai “anh em nhà họ Hồ” thấy tôi “tỉnh” quá, bèn trở vào tiệm, cười ha hả mà trả tiền. Tụi nó c̣n chê: “Đồng hồ mầy chạy ít đứng nhiều, ai thèm lấy.” Hồi ấy chưa có đồng hồ ôtômàtịt (automatique), tôi thường quên lên giây nên đồng hồ nhiều khi không chạy.

            Sau nầy, ông Diệp Hải Dung vào kinh doanh ở Đà Nẵng, mở nhà máy nước đá, mở tiệm kem, kinh doanh xe đ̣ “Tiến Lực”, giàu có lắm, giàu hơn bố mẹ nhiều!

            Bà con gái lớn chú Quánh lấy chồng khi tôi c̣n nhỏ. Khi tôi lớn th́ con gái lớn của ông bà Việt Hoa, cô Vân, gọi ông bà Diệp Đức Kư bằng ông bà ngoại, học một lớp với em gái tôi và Lê Văn Tịnh, (gọi tôi bằng cậu). Tiệm Việt Hoa nầy trước đó ít lâu là tiệm ăn Như Ư. Ông Việt Hoa, thường gọi là ông Tú Ngành. Hồi xưa, thông thường, đậu tú tài th́ người ta gọi là ông tú. Xưa lắm th́ có Tú Xương. Quảng Trị th́ có ông Tú Phan (Thái Văn Phan), anh Tú Mân (Phạm Ngọc Mân). Tôi không rơ về trường hợp ông Tú Ngành, có đậu bằng ǵ không mà người ta gọi là ông Tú. Trước 1945, ông làm ở nhà máy điện (Sau nầy là rạp Đại Chúng). Sau 1954, ông bà Việt Hoa vào buôn bán ở Qui Nhơn. Anh chị tôi cũng ở Qui Nhơn, nói rằng hai ông bà Việt Hoa giàu có lắm. Ở Qui Nhơn, hai ông bà cũng lấy hiệu Việt Hoa. Ông người Việt, bà người Hoa, có phải vậy không hè?

            Nhưng chị Trúc, con gái ông bà Diệp Đức Kư, người Hoa lấy ông Vĩnh Bạch người Việt th́ không suông sẻ. Ông Vĩnh Bạch lúc ấy làm trưởng ty Thông Tin, trắng trẻo, đẹp trai. Chị Trúc cũng nổi tiếng hoa khôi. Hai người lấy nhau th́ xứng lắm, kẹt là một bên Việt, một bên Tầu. Cuối cùng, họ cũng cưới được nhau. Cưới xong rồi th́ ... đi mất. Thời đệ nhứt Cộng Ḥa, ông Vĩnh Bạch làm đại biểu chính phủ tại miền nam Trung phần, đóng tại Nha Trang.

            Phần đông, trang lứa chúng tôi, nhiều người biết Diệp thị Kim Liên, Kim Anh. Đi chơi với bạn, ngang nhà Diệp Đức Kư, tôi thường đọc nhại câu thơ của Tú Xương để đùa: “Cụ Sứ (tôi đổi là Cụ Kư) có hai cô con gái đẹp, Lăm le xui bố cưới làm chồng.”

            H́nh như ông bà Diệp Đức Kư có người con trai, lớn hơn tôi ít tuổi, cho “du học” ở bên Tầu, không rơ ở Đài Loan, Hôngkông hay lục địa. Sau nầy, tôi không nghe ai nói tin tức ǵ về ông nầy. Du học ở Lục địa th́ coi như “tiêu đời trai”.

 

            Thứ đến là thím Tài Chanh. Thím không nổi tiếng bằng cô Dung, con gái của thím. Tôi không thấy “chú Tài Chanh” bao giờ, như tôi đă từng thấy chú Quánh mặc áo Tầu ngồi gảy bàn tính ở trong tiệm.

            Cô Dung lấy ông Tây Mật Thám. Ông Tây về Tây th́ cô Dung về theo, không như trong câu ca dao Nam Bộ “Mười giờ ông chánh về Tây, Cô Ba ở lại lấy thầy thông ngôn.” H́nh như trước 1975, cô Dung lại về lại Quảng Trị, bệnh hoạn, không rơ về sau ra sao.

            Em cô Dung là anh Vạ, (không rơ họ tên). Bạn học với anh Lợi tôi, tới ngang tiểu học th́ anh Vạ đi lính Lê Dương ở Đà Nẵng. Trận Thanh Hương, anh Vạ gồi xe Crab. Xe mắc lầy, anh ta bỏ xe mà lội bộ về.

 

            Nhà Vạn An, người ta gọi là thím Vạn. Ngôi nhà lầu mặt tiền ngó ra đường Trưng Trắc, hậu ngó ra đường Quang Trung, được xây từ thời Tây đô hộ. Sau nầy cũng vậy, không thay đổi ǵ. Năm 1951-52, pḥng Thông Tin Hoa Kỳ đóng ở đây, là nơi tôi vào ra hằng ngày để xem báo, đọc sách. Thím Vạn có ngôi nhà vườn lớn, nằm ở phía sau, đường Quang Trung. Nhà Ngân Hà và chị Ái Loan nằm trong khuôn viên khu nhà nầy, bên con đường đi vào kho dầu, nhà hoa khôi Quỳnh Hoa, vợ ông kỹ sư Nguyễn Minh Tŕ.

            Con gái thím Vạn An, cô Âu thị Nga là bạn học với vợ tôi khi họ c̣n nhỏ lắm. Mấy ông con trai nhà Vạn An rời Quảng Trị sớm, tôi không rơ về sau ra sao!

            Gia đ́nh thím Nàm cũng nổi tiếng ở Quảng Trị. Họ mở tiệm chụp ảnh Mỹ Hoa cùng với tiệm Xuân An là tiệm đầu tiên sau khi hồi cư. H́nh tôi từng được chưng ở đây, tay mang đàn ghi-tà, đầu đội mũ vành, mắt đeo kiếng mát, nằm trong cửa kính, khoái chí lắm. H́nh như thím có một người con trai là anh rể ông bạn Lê Đ́nh Ái.

            C̣n hai ông Tàu lai nữa, không rơ con của chú thím nào! Một người là ông “Nộn”, rất nổi tiếng nhiều mặt ở Quảng Trị. Ông cũng có một hiệu ảnh trên đường Trần Hưng Đạo nhưng không bằng hiệu ảnh Mỹ Hoa. Ông có một người con gái, cũng nổi tiếng đẹp và đă qua đời. H́nh như ông Nộn bây giờ ở Nam Cali, và là “bạn” với ông tổng thống Mỹ. Ấy là theo lời ông ta nói.

            Em ông Nộn là ông Hiếu nổi tiếng giàu. Ông Hiếu là người thứ hai dựng nhà máy nước đá ở Quảng Trị, sau ông Diệp Hải Dung không bao lâu. Ông Diệp th́ rời Quảng Trị c̣n ông Hiếu tiếp tục làm ăn ở đó cho tới măn địa.

Cửa hiệu chú Hiếu trên đường Trần Hưng Đạo, tên là Mỹ Phát, có người gọi đùa là Mả Phát, v́ mả không phát th́ làm sao giàu như thế được, nhứt là sau khi quân Mỹ đến đóng ở Ái Tử, kư với chú Hiếu nhiều hợp đồng mua bán...

 Ông Hiếu là chồng chị Cúc, con ông xạ (xă) Quí, người làng Thạch Hăn. Ông xạ Quí cũng giàu lắm, người ta nói là nhờ mấy chị con gái buôn bán giỏi. Mấy người đó, người th́ lấy chồng Tầu, như chị Cúc. Chị con gái đầu, chúng tôi gọi là “chị Phú Răng” v́ chồng chị là ông Tây lai Jean Durand, “xếp” Douanne. Có lần tôi nói đùa, nếu như sau nầy cô Bạch Mai, cũng nổi tiếng đẹp, mà lấy chồng Mỹ nữa th́ đám ma ông xạ có đủ tiếng khóc... quốc tế.

            Tôi cũng không quên ông Phù Trị Hồn, bạn học lớp ba với tôi, nhà ở ngay trong nhà lồng chợ. Xong lớp ba, Phù Trị Hồn du học bên Tầu, không rơ về sau ra sao!!!

            Hồi Tây c̣n cai trị, tiệm chú Sừng đă nổi tiếng bán rượu Sica (2). Nhà chú ở cuối dăy phố có tiệm của ông Lê Chí Khiêm và tiệm hai cô gái Tầu lai tên Hoa và Ngọc (lép. Tóc thường “đánh con rít”, bày ra cái đầu lép). Tiệm chú Sừng cũng là tiệm chạp phô. Nhiều người cùng một lứa tuổi với tôi, biết cô  “Lan chợ Săi” (nhà ở chợ Săi). Gọi như thế là để phân biệt với nhiều Lan, nhiều Huệ ở tỉnh. Tôi tưởng cô Phan thị Lan là nầy là con chú Sừng, không ngờ là cháu gọi bằng chú. Ai dè cô Lan là vợ ông bạn học hồi tiểu học Hoàng Văn Liệu, hiệu trương cuối cùng của ngôi trường có tên là trung học Nguyễn Hoàng. Sau 1975, tên Nguyễn Hoàng không c̣n nữa.

Sau lưng tiệm chú Sừng là tiệm bà Tầu nhổ răng, không mấy khi thấy có khách, không lư v́ bà ta “nhổ một, tặng một”?

            Phần đông, tiệm thuốc Bắc là của người Tầu. Trên kệ là một hàng các thẩu thủy tinh lớn bằng nhau, kiểu giống nhau, sắp hàng rất ngay ngắn, trong là những loại thuốc, cái th́ lá, cái th́ rễ cây, cái là loại xắt từng lát, màu vàng, như cam thảo. Sau khi xem phái thuốc, người Tầu đứng sau quầy hàng hạ từng cái thẩu trên kệ xuống, lấy thuốc ra và cân. Họ dùng thứ cân tiểu ly, như ở tiệm vàng chớ không dùng cân Roberval. Thuốc lấy ra, bỏ vào miếng giấy vuông, màu vàng, bọc bên ngoài một lớp giấy vỏ, mầu đỏ, có in dấu của “bổn hiệu”. Có khi có những loại thuốc họ phải bỏ vào cối, giả nhỏ. Cái cối, trông giống như cái chuông nhỏ, bằng đồng. Sau khi giả xong, theo thông lệ, người bán thuốc lấy cái chày đánh leng leng vào thành chuông mấy tiếng, nghe rất vui tai. Tôi rất thích được nghe tiếng chuông ấy. Chuông đánh lên sẽ được đắt khách, họ nói vậy!

            Ngoài thuốc Bắc, các tiệm Tầu c̣n bán thuốc “Cao đơn hoàn tán” loại bột, loại hoàn (viên). Phần nhiều là thuốc trị chứng sốt, ban... cho trẻ nhỏ.  Trên đường Ga (Trần Hưng Đạo), gần nhà ông Đốc Khôi, có một tiệm bán cao đơn hoàn tán, phía ngoài có tấm quảng cáo em bé đẹp đẽ sang trọng, mang giày có bít tất, che dù của nhà thuốc Vơ Văn Vân, Saigon. Tôi thường đứng ngắm tấm h́nh em bé che dù nầy, trông cũng không khác mấy với các em bé trường Tầu ở đây. Ở đây cũng có bán dầu Nhị Thiên Đường, xức vào mũi cay lắm, thuốc xổ lăi, thuốc dán để dán mụt nhọt hiệu Con Rắn. Mua hộp thuốc dán về, lấy cái que tre, quệt thuốc dán mầu đen, dẻo quẹo, vào miếng giấy bổi. Miếng giấy có chừa một cái lổ để miệng cái mụt (nhọt) được hở ra. Xong, dán vào mụt, ít bữa lành liền, như lời quảng cáo. Gia đ́nh tôi không mua thuốc đau mắt ở đây mà mua ở nhà “Mụ Viên Bốn”, gần ngă tư. Thuốc màu đen, đựng trong cái nghêu. Rút một đọt tre, quệt thuốc vào mắt, sẽ thấy đau tới tận trời xanh!

            Khi tôi c̣n nhỏ, có một gia đ́nh người Tầu ở tại ngôi nhà lầu ngó ra đường bờ sông, cạnh nhà cô Lữ Thị Viên (em Lữ Chương Điền) rất giàu có và “văn minh”. Tôi thấy đàn ông th́ chơi đờn violon, có mấy cô mặc đầm. Nhưng tôi không thấy họ buôn bán ǵ hết! Có lẽ gia đ́nh nầy thuộc họ Phan. Ông Quảng Tường, rể cụ Lữ Mộng Liên, buôn bán lớn, có phải tên ông ta là Phan Chánh Đông, thuộc họ Phan nầy? Khi tôi đi dạy, có anh học tṛ tên Phan Tiên Trị, sau ra bác sĩ, có lần anh ta nói với tôi rằng anh ấy cũng là “dân” Quảng Trị như tôi. Có phải anh ta thuộc họ Phan nầy nữa chăng?

            Tiệm ăn Nhuận Kư, nổi tiếng đồ ăn ngon và đông khách là từ sau hiệp định Genève 1954 mà thôi. Tôi không rơ về gốc gác ông chủ Nhuận Kư nầy.

 

            Đời sống tinh thần của những người Tầu nầy như thế nào?

            V́ c̣n nhỏ, tôi không rơ lắm vào hồi Pháp thuộc, người Tầu ở quê tôi có lập ra Hoa Kiều hiệp hội ǵ đó, tôi không nhớ tên, như Hoa Kiều hội của người Tầu ở Saigon, Cần Thơ hay Rạch Giá, v.v... Dĩ nhiên, Tây cũng không làm khó dễ ǵ, cho họ lập một hội như hội Phật học, hội đá banh, hội đá gà, v.v... Tây cũng dễ theo dơi, kiểm soát.

            Mới đây, ông Nguyễn Quang, hội trưởng hội Quảng Trị ở Nam Cali cho tôi biết ông vừa đại diện cho hội phúng điếu đám ma ông cụ Lư Thơ Thành. Ông cụ nầy là chủ tịch (hay gọi là ǵ?) đầu tiên Hoa Kiều hội Quảng Trị (chung cho toàn tỉnh). Sau ông cụ Lư Thơ Thành mới tới phiên ông cụ Diệp Đức Kư.

            Hội là của toàn tỉnh nên chúng ta biết người Tầu không chỉ có mặt ở thị xă mà thôi, mà c̣n định cư và buôn bán làm ăn ở nhiều thị trấn, huyện lỵ, phủ lỵ, xă lỵ, các nơi khác trong tỉnh nữa. Có thể ông dân biểu Tư Đồ Minh thời đệ nhị Cộng Ḥa, hay ông trung úy Quang Tề, học tṛ của của tôi, có tiệm buôn bán ở Diên Sanh là người Tầu lai ở đây. Ngoài chợ Săi có gia đ́nh cô “Lan chợ Săi”, nơi thị tứ như Đông Hà, các huyện lỵ Gio Linh, Cam Lộ, phủ lỵ Vĩnh Linh hay vài xă có chợ, có buôn bán cũng có người Tầu, nhưng tôi không nhớ hết, biết hết. Phải chi ở mỗi nơi, có một người nào đó, viết một bài về người Tầu ở đó, gom lại, chúng ta sẽ có một bức tranh toàn cảnh về người Tầu ở Quảng Trị.

            Về gia đ́nh cụ Lư Thơ Thành đă tŕnh bày ở trên, trước kia ông cụ buôn bán ở Cam Lộ, nơi có chợ phiên Cam Lộ khá nổi tiếng. Tới phiên chợ, người Thượng từ trong rừng ra, bán măng tre, nấm và thịt khô rừng như nai, mển (hoẵng).... Họ mua về muối là chính cùng vài thứ dao rựa sắt thép đồng cần thiết. Buôn bán với người miền cao, lợi không ít.

            Gia đ́nh ông cụ Lư Thơ Thành dời về thị xă Quảng Trị khá trễ, sau khi tôi đă xa quê, nên tôi không biết rơ về họ. Con gái ông cụ, cô Lư Thị Phụng, h́nh như sau nầy là giáo sư trường Nguyễn Hoàng, không chắc có phải vậy không?

            Qua câu chuyện vừa nói, tôi nhớ một câu nói đùa khá vui. Câu đó là: “Trên địa cầu nầy, chỗ nào có người là có người Tầu. Có người Tầu th́ có buôn bán. Có buôn bán th́ có đầu cơ tích trữ.” Có phải đó là sự thực, đúng hay kỳ thị, thiên vị? Tôi chỉ nói lại, xin đừng mất ḷng!

            Vào những ngày lễ, tôi không rơ lễ nào, tôi thấy người Tầu treo cờ trước nhà họ. Phổ biến nhứt bấy giờ có ba loại cờ: Nhiều nhứt là cờ Nam Triều, tức là cờ nước Việt Nam thời đó, là lá cờ có ba phần bằng nhau, tính theo chiều dọc: Hai bên mầu vàng, giữa mầu đỏ. Thứ đến là cờ Tam Tài. Hồi ấy người ta gọi như thế, tức là cờ nước “Đại Pháp” ba mầu xanh trắng đỏ, tượng trưng cho bác ái (xanh), b́nh đẵng (trắng), tự do (đỏ). Ư nghĩa đó chỉ có ở bên Tây, c̣n ở nước ta, Tây có cho ai b́nh đẵng bác ái tự do ǵ đâu! Thứ ba là cờ “Thanh thiên bạch nhựt”, tức là cờ Tầu, cờ Trung Hoa Dân Quốc, c̣n gọi là cờ Trung Hoa Quốc Gia, cũng có khi người ta c̣n gọi là cờ Tưởng Giới Thạch. Cờ mầu đỏ, trên góc cao bên trái mầu xanh biển có ngôi sao trắng 12 cánh. Hồi ấy, tôi không rơ ư nghĩa của tất cả các lá cờ nầy. Cờ đỏ sao vàng chỉ xuất hiên sau khi Việt Minh cướp chính quyền.

            Cờ Tầu được treo trước nhà. Quanh chợ Quảng Trị có nhiều cửa hàng Tầu nên cờ cũng được treo nhiều, trông cũng vui mắt lắm.

            Cờ cũng được treo ở trường Tầu. Trường Tầu ở trên lầu 1, tại ngôi nhà lầu sau nầy là nhà ông Đốc Khôi (hay Phôi, bố cô Tuyết và anh Trân, người bị tật bẩm sinh). Con cái người Tầu học ở trường Tầu. Con gái th́ mặc jupe xanh (biển), có giây treo lên vai, áo trắng, giày bata trắng. Con trai cũng áo trắng, quần “sọt” xanh, giày bata trắng.

            Ở nhiều thành phố miền Nam, nhất là Chợ Lớn thường có chùa Tầu. Ở Quảng Trị h́nh như không có chùa Tầu. Tôi nhớ như thế. Tuy nhiên, nhiều nhà có thờ ông Quan Công. Người Tầu thờ Phật trong nhà, cũng có thờ chung ông Quan Công. Có nhiều lư do: Ông Quan Công qui y tam bảo, hiển thánh. V́ ông Quan Công có  Trung Nghĩa Tín Dũng và đó là tinh thần kích thích người Tầu chống Măn Thanh. Bên Tầu, những người theo Thiên Địa Hội thường thờ Quan Công trong nhà. Đó là dấu hiệu nhận nhau khi cùng theo đuổi một mục đích. Bây giờ, nói chung, cả người Tầu lẫn người Việt, thờ ông Quan Công ít đi. Thay vào đó, người ta thờ ông Địa để mua may bán đắt. Ở đời, té ra Nghĩa không bằng Lợi.

            Năm 1943 th́ quân Nhựt tới đóng ở thị xă. Bấy giờ, sau vụ Lư Cầu Kiều, Nhựt đang xâm lăng Tầu, chiếm Thượng Hải, Bắc Kinh, Nam Kinh... Chính phủ Tưởng lui về Trùng Khánh. Nguời Tầu ở Việt Nam, v́ tinh thần yêu nước, cũng nổi lên chống Nhựt, có người bị giết, như nhạc sĩ La Hối (tác giả bài Xuân và Tuổi trẻ) ở Hội An. Có lẽ ở xứ tôi cũng có người chống Nhựt, có ai bị bắt không th́ tôi không biết, nhưng không ai bị giết cả.

            Ông anh cả của tôi, là Hoàng Thế Thạnh, tức nhà báo Hồng Quang, hồi ấy mới 16 tuổi, học tiếng Nhựt, làm thông ngôn cho ông quan hai (trung úy) Nhựt đóng ở ty Kiểm Lâm. Ông Tây Kiểm Lâm đă bị Nhựt bắt bỏ tù. Mặc dù anh tôi có nhiều bạn ở thị xă, nhưng lúc ấy, nhiều người Tầu tỏ thái độ không ưa ông anh tôi v́ sự quan hệ giữa ông và quân đội Nhựt.

            Sau khi Nhựt đầu hàng Đồng Minh th́ quân Tầu Tưởng tới Quảng Trị để “tước khi giới” quân Nhựt. Đợt quân Tàu Ô tới đầu tiên gọi là Tầu Vàng (quần áo mầu vàng), lính của tướng Lư Hán. Đoàn quân nầy không làm “nở nang mày mặt” ǵ cho người Tầu ở quê tôi cả. Cứ nghe bài “quốc ca Dziệt Cộng” được người dân Quảng Trị sửa lời như sau th́ biết: “Đoàn quân Tầu Ô sang, sao mà gớm thế! Đem ghẻ hờm qua lây cho người Việt Nam...” Một thời gian sau th́ quân Tầu Xanh tới (quần áo mầu xanh). Tầu Xanh của ông tướng Tầu Tiêu Văn th́ khá hơn nhiều, quần áo tươm tất sạch sẻ và không “đói ăn” như Tầu Vàng.

 

            Sau 1945, trường Tầu không c̣n. Không ít bọn trẻ Tầu là bạn học của tôi, ở trường tiểu học Quảng Trị. Con gái Tầu th́ học ở trường nữ Quảng Trị, học tṛ chị Liễu, cô Thạch... Cờ Tầu cũng không c̣n thấy. Cách ăn mặc theo Tầu của họ cũng mất dần đi, nhứt là tôi không c̣n thấy bà, cô nào giữ tục bó chân, như tôi đă từng thấy có một bà ở hiệu thuốc Vơ Văn Vân nói trên.

            Những người Tầu di cư đến Việt Nam vào thế kỷ 19, 20, v́ nhân măn, v́ nạn đói, v́ chiến tranh Hoa Nhựt, ban đầu c̣n giữ chút ít bản sắc người Tầu. Về sau nầy, cái bản sắc ấy dần dần biến mất.

            Phần đông họ đồng hóa thành người Việt.

Bấy giờ th́ ngoài việc buôn bán, người Tầu c̣n làm công chức, đi lính, bị động viên, đi quân dịch... không khác chi người Việt. Đố ai biết họ là Tầu.

 

            Mới đây, trong cái tham vọng muốn chiếm nước ta, Tầu Cộng nói rằng Việt Nam là lănh thổ của họ. Trên lănh thổ nầy có nhiều người Tầu.

            Nói như vậy là sai!

            Xin tŕnh bày tóm tắt như sau:

            1)- Một trăm Việt (Bách Việt) ở Hoa Nam, 99 giống Việt đă thành người người Hán, như tổ tiên Tôn Văn (3), Hán tộc là một tập nhiều tộc chứ không đồng nhứt. Lạc Việt, nhóm độc nhứt trong Bách Việt theo chim Lạc mà về phương Nam định cư, không bị Hán hóa th́ không thể là người Tầu. Có khi sử Việt gọi Triệu Đà là vua nước Việt. Ông ta xưng là Nam Việt Vương, lănh thổ ở vùng Hoa Nam bây giờ. Gần đây, có nhiều sử gia không nhận Triệu Đà là vua nước Việt. Thục Phán, vua nước Âu Lạc, bị Triệu Đà chiếm mất nước mới là vua nước Việt ta. Để rơ hơn xin đọc truyện cổ tích Mỵ Châu Trọng Thủy. Tôi là người dạy sử, không phải là sử gia nên xin để việc nầy cho các nhà viết sử bàn luận.

            2)-  Trong một ngàn năm đô hộ (từ 111 tr Tây lịch đến 939 sau Tây lịch), người Tầu có di dân qua Việt Nam th́ họ cũng đă Việt hóa, không c̣n là người Tầu nữa.

            3)- Khi đă định cư với Lạc Việt, họ là người Việt, chống lại người Tầu xâm lăng Đại Việt. Ví dụ: họ Trần (như Trần Thủ Độ), nhà Lư (như Lư Công Uẩn), nhà Hồ (như Hồ Quí Ly), tuy là gốc bên Tầu, mới qua nước ta được mấy đời nhưng triều đại nào cũng chống lại Tầu, có đem nước Đại Việt mà dâng cho Tầu đâu.

            4)- Những người “Phản Thanh phục Minh” như tổ tiên các ông Trần Tiễn Thành, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản, Lư Văn Phúc.... qua Việt Nam, làm quan triều Nguyễn, có ai theo Tầu đâu! Ở miền Nam Việt Nam, những người như Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài, mở mang đất Saicôn, Đồng Nai, không có ai theo Tầu cả. Ông Mặc Cửu, sau khi b́nh định, mở mang đất Hà Tiên th́ đem đất ấy mà dâng cho chúa Nguyễn, nên được chúa Nguyễn phong làm “Khai quốc Công thần”. Ông ta có đem đất ấy mà dâng cho Bắc kinh đâu.

            5)- Nói xa hơn, người Tầu ở Thái Lan, Mă Lai và nhất là Tân Gia Ba, chẳng ai muốn biến các xứ sở nầy thành lănh thổ của Tầu. Khoảng thập niên 1960, ba nước Mă Lai, Tân Gia Ba, Brunei họp chung lại thành “Liên bang Đại Mă Lai Á”. Khi liên bang nầy bị buộc phải giải tán, thủ tướng Lư Quang Diệu đă ôm mặt khóc. Ông ta muốn dựa vào liên bang nầy để Tân Gia Ba đứng vững, không bị Tầu Cộng ḍm ngó, khống chế.

            6)- Không có ai nh́n vào người Tầu ở lục địa mà không sợ. Người Đài Loan tự xưng là Taiwanese chớ không phải là Chinese.

            Người ta có thể muốn giữ lại chút ǵ “cố quốc”, Cộng Sản Tầu th́ buộc phải “Diện hướng tổ quốc” (4). Không về được th́ gởi con về học hành bên Tầu như một người con trai của chú Quánh, như Phù Trị Hồn, người bạn học lớp ba của tôi. Nhưng bảo rằng họ muốn biến đất nước họ đang ở thành nước Tầu th́ tôi không tin điều đó có thật.

            7)- Có rất nhiều phố Tầu ở nhiều thành phố khắp thế giới. Quảng Trị tôi, các phố chung quanh chợ là phố Tầu. Ở Huế, Gia Hội là phố Tầu. Ở Saigon, Chợ Lớn là phố Tầu. Cần Thơ, Rạch Giá, đều có phố Tầu cả, Phố Tầu lớn nhứt là ở Los Angeles, Cali. Có ai nghĩ rằng những “phố” ấy sẽ là lănh thổ thuộc nước Tầu bên lục địa.

            8)- Cách sinh hoạt từng phố Tầu như thế, mục đích chính yếu là để giúp đỡ nhau sinh sống, buôn bán, làm ăn. Cho nên, những chỗ có đông người Tầu như Chợ Lớn, người Tầu thành lập nhiều Bang như Bang Triều Châu, Bang Phúc Kiến,... Chữ Bang nầy nó không có nghĩa là Tiểu Bang hay Liên Bang. Theo Vương Hồng Sển trong “Saigon Năm xưa” th́ chữ Bang nầy có nghĩa là Bang trợ, giúp đỡ. Người xa xứ muốn xây dựng một đời sống mới, cần cù, chăm chỉ làm ăn, người đến trước giúp người đến sau, “bang trợ” nhau, giống như người Việt bên xứ Miên (xem Chú Tư Cầu), hay người Việt ở Cali thương (?!) nhau lắm vậy!!!

            Nếu Tầu Cộng xâm lăng Việt Nam, biết đâu những người Tầu nầy c̣n chống lại quyết liệt hơn cả người Việt chính cống.

            9)- Tầu Cộng nói rằng người Việt Nam có nguồn gốc bên Tầu, học chữ Tầu, có văn hóa Tầu nên nước Việt Nam là lănh thổ của Tầu.

            Nói vậy là sai lắm. Như đă nói, tổ tiên người Việt thuộc ḍng dơi Lạc Việt, không phải người Hán. Khi nói “Hán hóa” th́ rơ ràng người bị hóa, không phải là người Hán. Cụ thể hơn, khi nói người Việt bị “Hán hóa” th́ rơ ràng người Việt không phải là người Hán, cũng tương tự như nói Mỹ hóa, Tây hóa vậy. C̣n như nói người Tầu qua Việt Nam mà bị Việt hóa, th́ gốc gác người Tầu đó không phải là người Việt. Theo cách nói như thế th́ người Việt và người Tầu (thường gọi là Hán) thuộc hai chủng tộc khác nhau.

            Người Việt Nam dùng chữ Hán (Nho) nên người Việt Nam là người Tầu. Nói như thế cũng sai nốt. Mẫu tự a, b, c,...là từ nền văn minh Hy- La (Hy Lạp – La Mă) mà ra. Vậy th́, nói như Tầu Cộng, bây giờ dân tộc nào trên thế giới dùng mẫu tự a, b, c,... là thuộc ḍng dơi người Hy – La hay sao? Dân tộc nào chịu ảnh hưởng văn hóa Hy – La là thuộc đế quốc La - Mă hay sao?

            Người Việt Nam, trước th́ dùng chữ Hán, sau v́ tinh thần dân tộc mà soạn ra chữ Nôm. Sau nữa, v́ sự tiện lợi nên soạn ra chữ Quốc ngữ mà dùng. Chữ Nôm là từ văn hóa Tầu, chữ Quốc ngữ là từ văn hóa Tây. Vậy th́, nói theo Tầu Cộng, nước Việt là của Tầu hay của Tây?

            Trên thế giới, trong diễn tiến lịch sử của nhân loại, dân tộc nầy chịu ảnh hưởng văn hóa dân tộc kia, dân tộc nhỏ chịu ảnh hưởng văn hóa nước lớn là việc thường. Đâu cứ phải chịu ảnh hưởng, giao lưu văn hóa th́ chịu sự thống thuộc, nô lệ của nước lớn.

            Trong quan hệ lịch sử hai dân tộc Việt Hán, Việt là nước nhỏ, Hán là nước lớn. Nước nhỏ triều cống nước lớn là việc b́nh thường. Triều cống là một h́nh thức ngoại giao. Đó không phải là lệ thuộc, nô lệ, cai trị dân tộc ḿnh theo mệnh lệnh của Thiên triều. Tầu Cộng phải nhớ vậy!

 

Nói chung, như tục ngữ nói “Đất lành chim đậu”. Quảng Trị không giàu, đất đai không mầu mỡ, sỏi đá th́ nhiều. Người Tầu, từ mấy đời, đă đến đó làm ăn, buôn bán, và họ đă “đậu” lại đó. Qua bao nhiêu thăng trầm, chinh chiến, họ đă cùng người dân Quảng Trị gánh chung tai ương, thảm họa cũng như mừng vui khi thấy lá cờ quốc gia bay phất phới trên cổ thành Quảng Trị. Họ cũng đă cùng dân chúng Quảng Trị cất to tiếng hát “Cờ bay, cờ bay...” Và họ đă biến thành “đồng bào” của người Quảng Trị. Đồng bào có nghĩa là cùng một bọc (bào), cùng một mẹ mà sinh ra./

 

hoànglonghải

 

 

 

           

(1) Chi hồ giả dă: Chi hồ giả dă: Tiếng Hán cổ đại (văn ngôn) khó nhất là cách dùng hư từ. “Chi, hồ, giả, dă, yên, tai..” là những hư từ của tiếng Hán cổ. Nắm vững cách dùng mấy chữ này th́ phần văn pháp coi như đă thông, không cần học cú pháp, văn phạm (grammar) ǵ cả. Các cụ đồ nho ta xưa học chữ Hán cổ đọc chữ nho có biết “văn phạm” là cái quái ǵ mà viết vẫn hay. Ấy là nhờ nắm vững hư từ “chi, hồ, giả, dă...”. Ở Tàu cũng vậy, trước năm 1990, chẳng có sách nào về văn phạm: chủ từ, túc từ, tĩnh từ,
động từ ... câu đơn, câu kép ǵ ráo trọi. Về sau này bắt chước tây phương. Họ vẫn viết đúng quy luật, là nhờ chú trọng cách dùng hư từ. Họ chỉ có sách giảng cách dùng hư từ. Ta có thể tạm coi đó là các sách về văn phạm. V́ thế các nhà nho Trung Quốc khi dạy học cách viết văn cho đúng, thường đọc hai câu sau khuyên học tṛ.

(Trích lại của Phạm Thế Định)

 

            “Bác Khổng Ất Kỷ là người độc nhất mặc áo dài mà lại đứng trước quày uống rượu. Bác ta người to cao, mặt tai tái, giữa những nếp răn thường có vài vết sẹo, lại có một bộ râu hoa râm lổm xổm, rối như mớ ḅng bong. Áo tuy là áo dài nhưng vừa bẩn vừa rách, h́nh như hơn mươi năm nay chưa hề vá mà cũng chưa hề giặt. Bác ta nói chuyện với ai, mở miệng là “chi hồ giả dă” làm cho người ta chẳng hiểu ǵ hết.” (Trích truyện ngắn Khổng Ất Kỷ của Lỗ Tấn)

 

(2) Rượu Sica: Người Việt Nam có tục uống rượu, mà lại uống nhiều. Thấy đây là một mối lợi lớn nên thực dân Pháp cho hăng Sica độc quyền nấu và bán rượu. Ở những thành phố lớn như Huế, Quảng Nam, Saigon, Bến Tre... có ḷ nấu rượu. Các tỉnh, thị xă, thị trấn nhỏ th́ có đại lư. Những người nấu rượu lậu bị bắt, bị phạt vạ và phạt tù. Nhiều người ganh ghét nhau, đem bả rượu bỏ vào nhà hay ruộng người rồi đi tố cáo với Tây. Truyện đồng quê Việt Nam thời tiền chiến thường có nói tới việc nầy. Thêm nữa, những năm mất mùa đói kém, nhứt là nạn đói năm Ất Dậu (1945), dân không có gạo ăn, chết đói đầy đường nhưng hăng rượu Sica vẫn có đủ gạo để nấu rượu bán cho dân chúng.

Xin nói thêm, người Việt bắt chước người Tầu cũng ưa hút thuốc phiện. Nhà nào không có bàn đèn thuốc phiện trong nhà không phải là nhà sang và giàu có. Cũng thấy đây là mối lợi lớn nên thực dân Pháp cũng độc quyền mua bán thuốc phiện. Năm 1950, tôi đi theo một người bạn học đến nhà Đoan (Douanne) ở gần ty Thuế Vụ, mua thuốc phiện cho bố anh ta, nhà có bàn đèn. Tôi không rơ người Pháp mua thuốc phiện từ đâu đem về bán lại.

(3) Tổ tiên Tôn Văn là một trong Bách Việt bị Hán hóa. Năm 1905, khi cụ Phan Bội Châu qua Nhựt, gặp thủ tướng Nhựt là Khuyển Dưỡng Nghi xin giúp đỡ người Việt chống Pháp, Khuyển có thăm ḍ ư kiến Tôn Văn. Tôn Văn nói rằng người Việt c̣n lạc hậu, dốt nát, dân khí không có, không nên giúp. Khuyển nói lại rằng người Việt Nam là một trong Bách Việt không bị Hán hóa. Câu nói đó có lẽ làm cho Tôn Văn tẻn ṭ!

            (4) “Diện hướng Tổ quốc”. Người Tầu Cộng ở hải ngoại thường được Trung Cộng kêu gọi “diện hướng tổ quốc”. Năm 1958, khi tôi đi dạy năm đầu tiên ở Huế, ăn cơm tháng chung nhà với anh Trần Cẩm Th., một người Tầu quê ở Hội An. Đêm đêm tôi thấy anh ta ngồi quay mặt vào tường, sau mới biết là để “diện hướng tổ quốc”. Mấy năm sau, anh ta trốn vào rừng theo Việt Cộng. Tầu Cộng th́ “diện hướng tổ quốc” (Tầu). Việt Cộng cũng “diện hướng tổ quốc” (Tầu) nữa hay sao?!