LƯ ĐẠI NGUYÊN

 

CẦN NÂNG CUỘC ĐẤU TRANH CỦA THÁI HÀ

LÊN TẦM Đ̉I QUYỀN TƯ HỮU ĐẤT ĐAI

 

 

Mùa Giáng Sinh 2007, ngày 18 tháng 12, hàng ngàn giáo dân thuộc địa phận Hànội tập trung cầu nguyện, đ̣i lại khu đất Toà Khâm Sứ, vốn thuộc quyền sở hữu của giáo phận Hànội từ năm 1933, đă bị nhà cầm quyền Việtcộng tịch thu từ năm 1959,  khi vị khâm mạng của Vatican bị trục xuất khỏi Miền Bắc Việtnam, để biến thành chỗ buôn bán, ăn chơi. Trước thái độ quyết liệt của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt phong trào Đấu Tranh Đ̣i Công Lư và Sự Thật lan rộng ra khắp các giáo phận Thiên Chúa Giáo ở Miền Bắc, mà điểm nóng nằm ở xứ Thái Hà. Nhờ sự can thiệp của Hồng Y Tarcisio Bertone, Việtcộng mới hóa giải nổi cuộc đấu tranh ngay giữa thủ đô. Nhân đó rảnh tay biến khu vực toà Khâm Sứ thành công viên. Nhưng rồi cuộc đấu tranh lại đă nổ ra tại giáo xứ Thái Hà. Ngày 06/01/2008, cuộc tranh chấp giữa giáo dân Thaí Hà với công ty Việt Thắng ở phường Quang Trung, quận Đống Đa. Đất này vốn thuộc Ḍng Chúa Cứu Thế, do các tu sĩ của Quebec, Canada mua từ thế kỷ 20. Việtcộng đàn áp thẳng tay, bắt 8 giáo dân ghép vào tội phá hoại. Rồi bổn cũ soạn lại, cũng biến nơi đây thành công viên.

 

Đến nay nhà nước Việtcộng cho phép tiến hành “dự án xử lư nước thải”, ngay trong khuôn viên Bệnh Viện Đống Đa và Hồ Ba Giang, mà nhà nước đă mượn cơ sở này của nhà ḍng Chúa Cứu Thế, vốn có chủ quyền nhà đất từ năm 1940. Theo Điều 70 của Hiến Pháp và Điều 04 của Pháp Lệnh Tín Ngưỡng và Tôn Giáo th́: “Nhà thờ, cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo được pháp luật bảo hộ”. Thế mà, nhà nước mượn cơ sở đào tạo của Thái Hà để làm bệnh viện, nay lại tự động cho xây hệ thống xử lư nước thải, đúng là muốn cướp luôn cơ sở này của nhà ḍng Thiên Chúa Giáo. Đây đúng là hành động vi phạm luật pháp của chính nhà nước Việtcộng, đồng thời vi phạm quyền Tự Do Tôn Giáo. Khiến cho cuộc đấu tranh Công Lư và Sự Thật ở Thái Hà lại bùng lên mạnh bạo hơn.

 

Khắp nơi trên thế giới trong tuần lễ 10/12/2011 vừa qua, nhiều cuộc tập họp, biểu t́nh, thắp nến của Người Việt Hải Ngoại, không phân biệt tôn giáo, chính kiến để hiệp thông với cuộc đấu tranh của Thái Hà. Trả lời phỏng vấn của nhật báo Viễn Đông, Hoà thượng Thích Viên Lư, tổng thư kư Văn Pḥng II Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoakỳ nói: “Dưới chế độ độc tài của cộng sản, hầu như các tôn giáo đều bị đàn áp v́ cộng sản là vô thần…tôn giáo nào mà bị cộng sản đàn áp đều là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, bởi v́ chúng ta đang chống lại sự độc tài toàn trị của nhà nước cộng sản Việtnam. Trước sự kiện giáo xứ Thái Hà chúng tôi cầu nguyện để mọi sự được tốt đẹp…”. Linh mục Mai Khải Hoàn chủ tịch Liên Đoàn  Công Giáo Viện Nam Miền Tây Nam Hoakỳ phát biểu: “Tiếp sức cho Thái Hà chính là tiếp sức cho đồng bào quốc nội đang mong mỏi và đấu tranh cho một Việtnam thực sự có tự do, công bằng, văn minh và dân chủ”. Hiền Tài Phạm Văn Khảm thuộc  Cao Đài Giáo nói: “…bất cứ một tôn giáo nào bị pháp nạn th́ cũng coi như chính tôn giáo ḿnh bị pháp nạn”.  Gs Nguyễn Thanh Giàu hội trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Ḥa Hảo Nam California nói: “…tất cả các tôn giáo nếu cùng lên tiếng th́ ảnh hưởng sẽ không nhỏ”.

 

Đúng là việc làm của Việtcộng đối với tu sĩ và giáo dân Thái Hà hiện nay, là một hành động có tính cách côn đồ để đối phó với một tôn giáo có quyền hợp pháp sở hữu nhà đất thuộc giáo xứ Thái Hà. Tuy đây có thể gọi là đàn áp tôn giáo một cách thô bạo, nhưng Việtcộng vẫn vin vào quyền quản lư “Công Hữu Đất Đai”, nằm trong tay nhà nước để mượn, rồi quỵt luôn. Biến cuộc tranh đấu đ̣i công lư và sự thật của Thái Hà thành sự kiện đ̣i quyền lợi riêng tư cho giáo xứ ḿnh, tôn giáo ḿnh, trước dư luận ở trong nước, không c̣n mang ư nghĩa của cuộc vận động cho công ích toàn dân nữa. Ngay các tôn giáo cùng chung cảnh ngộ, bị Việtcộng chiếm chùa chiền, thánh thất cũng không thể kết chung một trận tuyến. V́ ngoài Thiên Chúa Giáo La mă ở Việtnam là một tôn giáo duy nhất sống hợp pháp, mà không bị nhà cầm quyền Việtcộng cho thành lập một hệ thống tôn giáo quốc doanh đi song hành, như trường hợp của Phật Giáo. Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài và Tin Lành. Nên chỉ có Thiên Chúa Giáo mới có điều kiện hợp pháp để đ̣i lại những cơ sở và đất đai bị chiếm. C̣n các tôn giáo bị đặt ngoài ṿng pháp luật của Việtcộng, như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất th́ tự thân không có cơ sở pháp lư để đ̣i. Nếu có đ̣i, Việtcộng chỉ cần trao cơ sở đó cho hệ thống Phật Giáo Quốc Doanh th́ đâu cũng vào đấy. Bởi vậy việc đ̣i đất đai cơ sở của các tu sĩ, giáo dân Thiên Chúa Giáo từ trước tới nay, bị rơi vào cảnh đi một ḿnh, không thể thành phong trào chung của các tôn giáo tại Việtnam. Nhưng trước cảnh đàn áp thô bạo của công an Việtcộng đối với các tu sĩ và giáo dân Thái Hà th́ các tôn giáo đều nhất tâm hiệp thông.

 

Đă đến lúc nhà Ḍng Chúa Cứu Thế, tốt nhất là được sự hậu thuẫn của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cần vận động dư luận, nâng cuộc đấu tranh của tu sĩ và giáo dân Thái Hà và những nơi bị nhà cầm quyền Việtcộng cưỡng chiếm cơ sở và đất đai lên tầm “Đ̣i Quyền Tư Hữu Đất Đai”. Hiện nay luật pháp Việtcộng đă công nhận Quyền Tư Doanh đối với đảng viên cộng sản và toàn dân, để cố hội nhập với nền Kinh Tế Thị Trường Toàn Cầu. Nhưng quyết giữ bản chất cộng sản, nắm chặt “Quyền Công Hữu Đất Đai” trong tay Đảng và Nhà Nước; chỉ cho phép người dân được có chủ quyền về nhà ở và hoa màu trên thửa đất mà nhà nước tạm cấp cho. Từ đó bọn cầm quyền tha hồ tham nhũng, cướp đoạt ruộng vườn của người dân, qua những dự án chỉnh trang đô thị, mở mang đường phố, hay quy hoạch ma mănh nọ kia, nhằm đuổi dân ra khỏi nơi sinh sống của họ với sự bồi thường rẻ mạt. Rồi bán cho tư thương với giá ngất trời. Quyền cấp phát ruộng đất và phân bổ doanh nghiệp nằm trong tay đảng viên có chức, có quyền, có thế. Nên chúng tha hồ chia chác cho nhau, cho gia đ́nh, gịng họ, cả về ruộng đất, lẫn các cơ sở doanh nghiệp nhà nước, tạo thành một hệ thống Mafia Phong Kiến Tư Bản Đỏ, cha truyền, con nối. Biến hàng triệu triệu nông dân lao động lương thiện, thành Dân Oan ở Nông Thôn. Biến hàng triệu triệu công nhân lao động lương thiện ở thành thị thành Công Nô. Đây là cơ hội cho một Phong Trào Đ̣i Quyền Tư Hữu Ruộng Đất ở Nông Thôn. Đ̣i Quyền Tư Hữu Thổ Cư ở Đô Thị, để người dân được hưởng một số vốn Thiên Nhiên, mà Quốc Gia đă dành cho mỗi người có mặt trên đất nước ḿnh. Vậy quyền Tư Hữu Ruộng Đất, Tư Hữu Thổ Cư không những là đặc quyền tối ưu của mỗi người trong hoàn vũ. Nó được xếp ngang tầm với Quyền Tự Do Tâm Linh của mỗi người trong Trời Đất. Nó c̣n là Vốn Liếng căn bản Doanh Nghiệp của mỗi người trong Thương Trường. Khởi đầu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, chẳng phải là đă xẩy ra từ sự sụp đổ của thị trường nhà đất đó hay sao? Cuộc đấu tranh ở Thái Hà đă đến lúc phải nâng lên tầm Đ̣i Quyền Tư Hữu Đất Đai để có sự tham dự rộng răi của toàn dân là đúng lắm rồi. LƯ ĐẠI NGUYÊN - Little Saigon ngày 13/12/2011.