Truyện Thằng Lớn

       (Kỳ 8 - tiếp theo)

 

Xuân Vũ Trần Đ́nh Ngọc

 

 

 

Đêm sau, ông Dường lại kể tiếp:

“Trong số 5 người làng bị xử tử, bác Tiệm và chánh Vựng là bị đau đớn lâu không chết ngay được. Bác Tiệm bị chôn sống từ cổ xuống, chỉ để ḷi cái đầu lên. Lẽ ra du kích xă dùng trâu cày hay bừa vào đầu cho mau chết (theo đúng kiểu mẫu bên Trung cộng) nhưng hôm đó không kiếm đâu ra con trâu, con ḅ kéo bừa nên măi sáng sau bác ấy mới chết.

 

C̣n chánh Vựng th́ bị chặt đầu, người chặt là đội Măi, đội trưởng du kích xă. Đội Măi muốn lấy điểm với Ṭa án Nhân dân xă nên xin được xử những địa chủ bị tử h́nh. Ṭa án nhân dân không là ai khác ngoài anh đội trung ương điều về. Anh đội có quyền phân chia quả thực và ruộng vườn tịch thu được của địa chủ cho nông dân. “Nhất đội, nh́ trời” đủ biết đội quyền uy to lớn như thế nào. Người ta kể một ông tướng trong quân đội nhân dân nghe tin cha mẹ bị đấu tố là địa chủ, sẽ bị xử tử. Ông tướng về làng đem theo một trung đội bảo vệ tính cứu cha mẹ nhưng anh đội nghe được tin đă đem dân quân ra tính bắt sống ông tướng xử tội phản động mất lập trường. Nhờ có quân bảo vệ, ông tướng trốn thoát; cha mẹ ông tướng bị xử bắn.

 

Lại nói đội Măi mài cây mă tấu thật sắc, đi đâu y cũng đeo bên vai, rất hănh diện v́ thanh mă tấu. Trước chánh Vựng, y đă chém ba tử tội ở làng Oai và nhiều tử tội ở nơi khác. Trước lúc chém bao giờ y cũng phải tợp một cút rượu đậu thật ngon. Ngà ngà say, y mới ra tay.

 

Người làng đồn thanh mă tấu của đội Măi v́ chém nhiều người, nó thành yêu quái. Ban đêm nó kêu lên u u như tiếng sáo diều, lâu lâu không có máu người cho nó uống ấy là nó làm rất dữ. Nó có thể bay lên xà nhà, múa may sát mái nhà, con mèo hay con chuột nào vô phúc đang lớ quớ ở đó là nó chém đứt đôi. Con mèo nhà đội Măi đă bị chém. Y nói đại đao chém chứ không phải y. V́ thanh đại đao “nghiện” máu người, đội Măi nghe ở đâu có xử tử là y t́m đến xin việc. Công xá không cần, chỉ một cút rượu là đủ. 

V́ y rất khoẻ, lại mới khoảng 35, thường y chỉ chém một nhát cực mạnh là đầu nạn nhân ĺa khỏi cổ. Ba nạn nhân ở Oai y cũng chỉ chém một nhát là xong với điều kiện của y là phải đưa cái cần cổ cho dài ra cho y dễ chém. Nếu rụt đầu vào, mấy nhát không đứt đau đớn ráng chịu. Sau đó người nhà đă đóng sẵn cái săng, bỏ đầu và thân người vào, rắc mạt cưa, khiêng đi chôn.       

 

Bữa đội Măi chém chánh Vựng, người làng nói, y đă say quá. Khi y lấy đà từ xa chạy lại khoảng mười bước, y hươi mă tấu, hét lên một tiếng “Sát” chặt xuống th́ v́ quá say nên đường đao chặt lui xuống lưng, nạn nhân rú lên một tiếng quá đau đớn trong khi đội Măi lại lấy đà chém thêm nhát nữa. Nhát này trúng cổ nhưng tay y run, yếu quá không đứt cổ ra được, nạn nhân vẫn hấp hối, ai nấy chứng kiến hiểu rằng đau đớn lắm.  Đội Măi hung lên lại chém, phải chém đến nhát thứ sáu, đầu chánh Vựng mới ĺa khỏi thân người mà chỗ ngực và cổ chẻ be bét bầy nhầy thịt và máu phun có ṿi như con lợn bị cắt tiết, phun cả vào mặt mày quần áo đội Măi đỏ ḷm trông hăi hùng lắm.

 

Mấy đứa con gái con chánh Vựng hét lên và ngất đi phải lấy thau nước đổ vào mặt mới tỉnh. Một đứa tỉnh rồi nó cứ HCM nó chửi là tàn ác, dă man; nó bảo nó chửi để bọn cán bộ giết nó, nó đi theo bố nó chứ sống không nổi! Nhưng bọn này trói nó vào mang nó đi đâu biệt tích không ai biết! C̣n một đứa nữa không dám chửi nhưng đâm điên đi lang thang ngoài đường, móc đất bỏ vào mồm nhai, sau đó mấy tháng cũng chết ở bờ ruộng ban đêm, sáng sau du kích xă mới phát giác.

 

Hai người con trai chánh Vựng đi bộ đội từ năm 1945, một người đang là Tiểu đoàn trưởng, một người là Chính ủy Quân khu Tư, nghe tin bố bị đấu tố xin về cứu bố nhưng không xin được lại bị đội Cải Cách hài tội mất lập trường, phản động, về phe với địa ác kẻ thù của giai cấp nông dân. Hai người này đứng nh́n cho đội Măi xử tử bố ḿnh.

 

Nông dân lúc đó là chủ thể toàn xă hội. Nông dân vạn tuế! Nông dân muôn năm! Bắng mọi giá phải tiêu diệt giai cấp địa chủ mang lại nguồn sống cho nông dân. Nông dân xóm ta và xóm cây Bàng họp thành một tổ nông hội. Không tối nào nông hội không họp, họp đến khuya lơ khuya lắc nhiều người ngồi ngủ gà ngủ gật chẳng nghe ǵ cả nhưng khi biểu quyết cũng giơ tay:” Đồng ư! Đồng ư!”

 

Trở lại với đội Măi, sở dĩ dân làng biết đội Măi say v́ sau khi chém xong, y vào trong góc đ́nh lăn ra ngủ với quần áo c̣n dính máu, thanh mă tấu cũng c̣n đầy máu, y chùi vào quần mà không sạch. Ba người c̣n lại là hào Nhuê, lư cựu Văn và Trương Cách bị bắn, một phát vào ngực, một phát vào thái dương (phát ân huệ) là xong.

Tiểu đội xử bắn thường là 12 đội viên, súng c̣n hiếm nên chỉ một người thạo sử dụng có một khẩu súng trường của Pháp, các đội viên khác đeo mă tấu. Khi hô “bắn” chỉ nghe một tiếng đoàng, sau đó viên chỉ huy dùng súng lục bắn phát ân huệ vào màng tang tử tội.

 

Gia đ́nh bác Tiệm, con cái phải đứng ra đấu tố bố là địa chủ gian ác, bóc lột. Những gia đ́nh kia cũng đều phải làm như vậy v́ nếu lơ là sẽ bị qui chụp là về phe với địa ác, sẽ bị xử như địa ác, có khi c̣n nặng hơn. Tổng bí thư Trường Chinh Đặng xuân Khu làm gương mẫu trong việc mạnh tay đấu tố cha mẹ như thế th́ c̣n ai dám lơ là với phép nước nữa?

Năm người làng ta chỉ bị có người chồng, làng Cuông bên cạnh, hai cặp cả hai vợ chồng đều bị xử tử. Có gia đ́nh con cái trốn đi đâu mất không ai biết. Nghe nói con cái Trương Cách đă vào được Hà Nội, xuống tầu vào Nam nhưng không ai gặp. Cải cách Ruộng đất đă phát động rất sớm ở vùng ta nghe nói là từ Tổng bí thư Trường Chinh.

 

“Ruộng đất tịch thu sau đó có chia cho nông dân không?” ông Nhân hỏi.

“Thưa anh, số ruộng tịch thu được của địa chủ đâu có bao nhiêu. Như bác Tiệm, qui chụp bác là địa chủ v́ không c̣n người để qui chụp chứ bác có 3 sào ruộng hương hỏa do ông bà để lại th́ sao gọi là địa chủ được? Tám sào kia bác cấy rẽ của người ta, đâu có phải tư điền của bác. Mà dù có phải tư điền th́ hơn một mẫu cho hai ông cháu phải mướn người làm, đâu có c̣n dư bao nhiêu? Ấy là suốt năm ăn mắm mút gịi, khổ sở lắm đó, có việc ǵ như đám ma, đám cưới là chịu chết. Sao đội Cải cách không xét cho người ta mà làm bừa, giết bừa như thế th́ nỗi oan của các nạn nhân đến bao giờ rửa sạch? Chẳng vậy mà vài năm sau, ông Hồ bắt ông Trường Chinh, ông Vơ nguyên Giáp phải đứng ra xin lỗi nhân dân rằng đề án Cải Cách Ruộng Đất phạm nhiều lỗi lầm do cán bộ tắc trách, không thi hành đúng những ǵ trung ương đă đề ra.

 

Để em kể chuyện thằng Xin, thằng tá điền của bác Tiệm cho anh nghe.

Sau khi bác Tiệm chết rồi, v́ đứa con gái của thằng Xin ăn nằm với đội trưởng Cải Cách là anh đội Khoang, đội Khoang chia cho Xin cái nhà của bác Tiệm. Thế là vợ chồng con cái nó dọn vào ở. Chưa hết, Xin c̣n được làm trưởng thôn trông coi 4 xóm, ai có việc chi cũng phải đến hắn. Tuy trưởng thôn nhưng hắn có súng, đi đâu có bảo vệ hách lắm. Hắn cũng đào khoét của thôn hoặc thu nhặt từ nhiều người nên cây thóc của hắn cao và to nhất thôn, trong nhà hắn không thiếu thứ ǵ, bây giờ hắn trở nên tư sản có máu mặt, mùa đông mặc áo ba-đờ-suy dạ cứt ngựa của Tây đi kiểm soát các vọng gác chứ không nghèo như xưa.

Sau đợt một, khoảng hơn năm sau th́ đợt hai Cải Cách Ruộng Đất lại bắt đầu với đội trưởng mới và dĩ nhiên rễ chuỗi mới.

 

Thằng Xin trưởng thôn bị nhiều người tố là địa chủ mới và cường hào gian ác. Đội trưởng mới là đội Be từ trong Thanh hóa điều về, cách chức trưởng thôn thằng Xin sau đó họp nông dân lại b́nh nghị. Cả làng tố cáo nó v́ vậy thằng Xin bị bắt trói tay giải lên huyện đi tù Cải tạo ở Chi nê. Gia sản của nó đem chia cho nông dân hết. Vợ con nó phải cắm một cái lều ngoài đồng mà sống. Đứa con gái năm trước tố cáo bác Tiệm, nay nó đau khổ quá tự tử nhưng được người cùng xóm cứu kịp. Nó đă có một đứa con đẻ hoang, con của anh đội Khoang nhưng Khoang đă có vợ con rồi, bảo con này phải nói đổ đi là con của đứa nào đó kẻo đội Khoang bị hạ tầng công tác.

Dù giấu diếm thế nào người làng cũng biết, hơn nữa con cháu bác Tiệm căm thù thằng Xin nên t́m cách tố giác với đội Be.

Làng xóm chia rẽ dữ lắm anh ơi, nói là thời Pháp thuộc mà người làng c̣n đối xử với nhau tốt, xóm ngơ tắt lửa tối đèn có nhau, nhiều người đối với nhau thân ái như trong một gia đ́nh. Khi thiếu hột muối, muỗng đường, bơ gạo, mớ rau có thể sang hàng xóm vay rồi trả sau, có nhiều người tặng luôn, tặng nhiều hơn nhu cầu.Từ sau ngày 19-8-1945, người ta xét nét nhau từng tí để mong báo cáo thủ trưởng hay liên gia trưởng lấy điểm. Ngay vợ với chồng, cha mẹ với con cái, anh em, chị em với nhau cũng không tin được v́ biết đâu ḿnh ăn nói lỡ lời bị chính vợ hay chồng ḿnh, con ḿnh nó báo cáo?

 

                                    ***

 

Bữa đó là thứ bảy, tại nhà thờ chánh ṭa Sàig̣n có lễ cho những giáo dân muốn đi vào thứ bảy thay lễ Chúa nhật. Cả nhà ông Nhân sửa soạn đi lễ. Ông Nhân bảo ông Dường:

“Chú có muốn đi lễ Chúa Nhật với gia đ́nh tôi không?”

Ông Dường ngần ngừ:

“Em cũng muốn đi coi xem trong Nam giữ đạo nghĩa ra sao nhưng thú thực với anh, em đă bỏ Chúa, bỏ nhà thờ từ hồi đi bộ đội rồi. Em chẳng c̣n nhớ một câu kinh nào cả!”

Ông Nhân khuyến khích:

“Không sao. Chú đi coi cho biết!”

Ông Dường vào pḥng thay quần áo. Hai bộ sơ-mi quần dây lưng da và đôi giầy mới này là do ông bà Nhân đưa ông Dường lên chợ Bến Thành sắm ở một tiệm bán quần áo may sẵn. Ông Dường diện lên, không ai bảo là người nông dân từ ngoài Bắc vào.

Nhà thờ rộng thế mà đông nghẹt. H́nh như từ sau ngày ba mươi thứ tang, người ta chạy đến với các đấng linh thiêng nhiều hơn và tha thiết thành kính hơn bao giờ. V́ trước kia là tín hữu nhiều đời cha ông, ông Dường không bỡ ngỡ với các nghi thức trong lễ Misa. Ông cũng thành tâm cầu nguyện và ăn năn v́ đă xa Chúa một thời gian dài.

Lễ xong giáo dân đổ ra đường đặc kín. Xe cộ trong khu vực này nh́n rối mắt v́ quá nhiều xe, đa số là gắn máy, rồi đến xe đạp. Các thứ xe đi “tự do” không có luật lệ nào cả.

 

Đầu tiên là bóp c̣i. Xe nào cũng bóp c̣i dù không cần, thành ra khi hữu sự có người bóp v́ cần báo để người trước mặt tránh ḿnh th́ không ai tránh nữa. Thế là tai nạn xẩy ra! Tai nạn giao thông tại Việt Nam mấy năm nay cứ mỗi tháng khoảng 1,200 người chết; què gẫy tàn phế chưa kể. Số chết ấy nhiều hơn chiến tranh Iraq hay Afghanistan hiện nay.

Buổi tối đó, sau khi cơm nước xong, ngồi ở pḥng khách, ông Nhân hỏi ông Dường:

“Gia đ́nh nhà ta ngoài Bắc không c̣n giữ đạo như ông bà ta ngày xưa nữa, hả chú?”

Ông Dường:

“Nói giấu ǵ anh chị, không riêng gia đ́nh nhà em mà cả họ, cả làng, cả tổng, cả huyện cũng đều bỏ đạo. Lư do thứ nhất là đồng ngũ, cán bộ, cấp trên…bài bác tôn giáo, coi là duy tâm lạc hậu, thậm chí phản động, tay sai Pháp-Mỹ đế quốc. Khi bị chế nhạo riết, ai nấy phải t́m cho ḿnh một cuộc sống dễ thở (như mọi người) ấy là bỏ đạo.

Phụ vào đó là không c̣n Linh mục, Nữ tu, những “cán bộ” của Chúa người giáo dân cần có để trao đổi, dự lễ Chúa nhật, hoặc các phép Bí tích khác như giải tội, Thánh thể, xức dầu, khuyên nhủ v.v…

Điều thứ ba là họ không nói họ cấm đạo nhưng ngầm cho biết nếu không bỏ đạo, không được thâu nhận làm đảng viên, đoàn viên, không được cất nhắc lên những địa vị chỉ huy. Đứa con gái con em đă là giáo viên, được rỉ tai rằng nếu không bỏ đạo th́ không bao giờ được làm hiệu phó trường tiểu học, không được thăng cấp có nghĩa lương không lên, sống trong thiếu thốn, nghèo nàn suốt đời! V́ thế con em phải bỏ đạo. C̣n thằng chồng nó, lái xe cho tỉnh nhưng cũng bỏ đạo lâu rồi và được là đối tượng đảng…”    

“Đối tượng đảng nghĩa là sao hả chú?”

“Đối tượng đảng là người có nhiều triển vọng được thâu nhận làm đảng viên. Trong thời gian này, người đó phải tỏ ra tuyệt đối trung thành với đảng và lá quốc kỳ, phải có đạo đức cách mạng, phải năng nổ xung phong mọi công tác đảng, phải tỏ ra là đảng viên (dù chưa vào đảng) gương mẫu để được trên chú ư và cho vào đảng.”

“Thế bây giờ hai vợ chồng con Miêng đă vào đảng chưa?”

“Rồi, thưa anh. Chúng nó đă là đảng viên từ lâu rồi. Con Miêng bây giờ làm hiệu phó trường đó.

Nếu không là đảng viên, thường ngày cũng gặp nhiều chuyện bực ḿnh lắm. Thí dụ con Miêng nhà em đứng lớp, nó dạy lớp 5, học sinh hơi trộng trộng. Khi nó có đảng tịch, học tṛ bê bối nó chỉ quát một tiếng là im phăng phắc. Nó không sợ học tṛ tố bậy nó. Nhưng nếu nó không vào đảng, khi nó giảng bài hay nói ǵ với học sinh phải coi chừng. Học sinh có thể lên ban giám hiệu tố giác rằng nó đă nói những ǵ, những ǵ coi như phản động. Thế là nó có minh oan đến Tết  cũng không ai nghe. Nhẹ th́ khiển trách, biên vào hồ sơ cá nhân; nặng có thể cho về vườn. Làm nghề này cực lắm anh chị à!”

Bà Nhân bảo:

“Ngoài Bắc khó sống quá hả chú? Trong Nam không có những chuyện đó. Trẻ con đi học chỉ lo học, lo đi thi lấy cấp bằng, c̣n chuyện chính trị, chuyện của người lớn, chúng không lư tới. Trẻ con ở ngoài Bắc một tí tuổi đă tinh ma, bắt nạt thầy cô như thế th́ sau này lớn lên chúng c̣n làm dữ nữa.”

“V́ vậy mà có những đứa đánh ông thầy ngay trong lớp học, hoặc thưa kiện làm ông thầy mất việc hay phải đổi đi nơi khác nếu chúng có mối tư thù với ông thầy. Mùa thi là mùa phao đề dữ lắm, thí sinh con cấp lớn, chúng đánh cả Giám thị coi thi và Giám khảo chấm thi. Nhiều ông thầy bắt buộc phải cho điểm cao v́ sợ bị trả thù. Nhiều đứa học sinh không hề đi học, hoặc vào lớp rồi trốn ra chơi nhưng cuối năm nào cũng lên lớp và đi thi bằng nào cũng đậu dù chúng chẳng biết cái ǵ, ấy là các con em đi học về nói thế.

Tệ trạng ấy là do các cấp lớn nuông chiều con cái họ quá, không bắt chúng phải theo kỷ luật chung. Họ không cần chúng có kiến thức mà chỉ cần có tấm bằng để vào sở này sở nọ kế nghiệp cha anh. Nhưng nếu không có kiến thức mà nắm giữ chức vụ cao th́ rất nguy hiểm cho xă hội, phải không anh chị?”

Ông Nhân bảo:

“Chú nói rất đúng. Nguy hiểm v́ xă hội không tiến được đă đành nhưng c̣n gây ra những sai lầm nghiêm trọng nữa. Lấy thí dụ một kiến trúc sư chỉ có bằng, không có thực tài đúng với chức vụ. anh ta phải chỉ huy cho thợ xây một rạp hát, một ngôi chợ chẳng hạn. Thợ không có học, chỉ đâu đánh đấy, kiến trúc sư phải chỉ dẫn từ đào móng, làm chân móng, như đóng cừ, đổ bê tông, sắt phải thế nào, tỉ lệ giữa xi măng và cát, đá, nước v.v….theo đúng sách kỹ thuật th́ kiến trúc mới không sợ đổ và bền vững với thời gian. Nếu anh ta ú ớ, tất nhiên dàn bê-tông sẽ yếu, sẽ hư, có khi chưa xây xong đă sụp xuống như rất nhiều nhà. Cái bằng kiến trúc sư lợi hại ở chỗ đó. Ấy là chưa nói đến cầu, cống, đường hầm, hoặc những ngôi nhà hàng mấy chục, một trăm tầng như ở các nước lớn Mỹ, Anh, Pháp, Nhật v.v… Cái bằng phải đi theo với kiến thức, có đủ kiến thức mới cấp bằng được, đó là nguyên tắc số một trong việc chọn người tài vào các công việc xây dựng xă hội.”

(c̣n tiếp)

Xuân Vũ Trần Đ́nh Ngọc