Kể Chuyện Đánh Giặc

ở Quê Hương Nguyễn Tấn Dũng

 

 

Bài Cuối

 

 

 

 

 

 

             Đă kể th́ kể cho hết những chuyện xảy ra ở vùng cuối của miền đất Hậu Giang nầy, để khi gấp sách lại, tôi hy vọng độc giả hiểu cho rằng, té ra, ở một nơi gọi là quê hương Việt Nam nầy, có những chuyện như thế, những con người như thế, và có những t́nh cảnh như thế, khốn khổ cho dân tộc nầy biết bao nhiêu!

            Bao nhiêu người đau khổ và bao nhiêu người sống trên sự đau khổ của người khác, vậy th́ từ bi ở đâu, bác ái ở đâu, công lư ở đâu, lương tâm ở đâu?

            Khoảng giữa các năm 1950, tôi có đọc một truyện ngắn trong tập san “Chỉ Đạo” - “Cơ Quan Trung Ương Chỉ Đạo Chiến Dịch Tố Cộng” - một truyện ngắn của B́nh Nguyên Lộc, truyện “Rung Cây Dừa”. Truyện kể có anh chàng, trong khi toàn dân tham gia Nam Bộ Kháng Chiến, chống Pháp, th́ anh ta, lúc đó cũng chưa vợ chưa con chi cả, - để khỏi nại cớ nặng gánh gia đ́nh mà trốn tránh nhiệm vụ của người dân - anh chàng bỏ đất liền ra sống ở ngoài một ḥn cù lao nhỏ, tránh xa cảnh bom đạn đang xảy ra ngày đêm trên đất liền. Ở ḥn cù lao nầy, chỉ có mấy gia đ́nh. Mỗi khi tầu thủy Tây từ xa, từ hướng Rạch Giá hay Phú Quốc chạy tới, th́ anh ta leo lên cây dừa rung các ngọn lá, báo động cho đồng bào biết, chạy trốn lên núi.

            Ở trong vịnh Thái Lan nầy, có rất nhiều ḥn đảo lớn nhỏ. Lớn nhứt th́ có Phú Quốc, hồi ấy được chia thành một quận: Quận Phú Quốc, với hai xă là Dương Đông và xă An Thới, có trại tù binh Cộng Sản lớn. Đảo nầy không thuộc phạm vi của tôi, nên tôi không bàn tới.

            Thứ hai là Ḥn Tre. Ḥn Tre cũng từng đi vào văn chương, truyện “Kho Vàng Ḥn Tre” của Sơn Nam. Ở đây cũng có căn cứ khá lớn của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa. Xa hơn nữa là ḥn Lại Sơn, cũng là xă Lại Sơn. Hai ḥn đảo nầy, thuộc phạm vi quận Kiên Thành. Quận nầy đóng ở Rạch Sỏi.

            Khu vực tôi có Ḥn Nghệ là lớn nhứt. Kế đó có Ḥn Đầm, Ḥn Ngang (trong bản đồ ghi là ḥn Đội Trương), Ḥn Heo. Ngoài ra c̣n một số đảo nhỏ nữa, có ḥn có người ở, có ḥn th́ không. Lư do: Nhiều ḥn không có nước ngọt, không ở được. Những ḥn lớn có nước ngọt là nhờ khi mưa, nước thấm vào ḥn núi, chảy xuống thành những khe suối, khe mội (khe nước ngầm, từ trong núi chảy ra). Những ḥn nhỏ quá, giữ không đủ nước, khi mùa khô tới, nước đă cạn, không c̣n nước.

            Tuy nhiên, trước khi nói về các ḥn đảo ngoài biển, tôi nói qua về vài đặc điểm vùng nằm dọc theo bờ biển.

            Gần ranh giới giữa hai quận Hà Tiên và Kiên Lương là một dăy đồi không cao lắm. Từ hướng nhà máy ximăng Hà Tiên đi lên thị trấn Hà Tiên, qua khỏi ấp Xà Ngách của xă Dương Ḥa th́ tới các ấp Cần Thăng, ấp Băi Ớt, ấp băi Ḥn Heo, ấp băi Chà Và.

Qua khỏi ấp Băi Ớt là lên một cái giốc không cao lắm của mấy ngọn đồi thấp nằm liền nhau, kéo tới bờ biển, kết thúc bằng một ngọn đồi nhỏ. Đây chính là ấp Ḥn Heo. Tại đây là một ngă tư, giao lộ của quốc lộ 8A Rạch Giá – Hà Tiên và phía kia là một con đường đất, một đi về hướng Cản - Cản là những cọc cây cắm trên kinh để cản tầu chiến của Pháp hồi chiến tranh 1945-54, - trên kinh Kiên Lương-Hà Tiên. Qua khỏi kinh nầy là vùng kinh thiên nhiên đi vào mật khu Trà Tiên; ngược lại là hướng ra biển, thường gọi là đường Ḥn Heo. Con đường nầy chạy theo bờ biển rồi ṿng lại bọc quanh một ngọn núi nhỏ nói ở trên. Gần ngoài bờ biển có một ngôi chùa cổ, có thầy trú tŕ c̣n trẻ. Chúng tôi rất ngại ông thầy chùa nầy. Mấy ông thầy chùa ở nhà quê, thật thà, dại dột, phần đông không ông nào tránh khỏi bị Việt Cộng lợi dụng, bắt làm tay sai. Gần chùa là một xóm nhà trù phú, phần nhiều là chủ ghe, như Hai Hồ, sáu Đụt. Hầu hết con trai của họ đều trốn quân dịch. Mỗi lần bị lục soát, bọn chúng nhảy xuống ghe, phóng ra biển. Phía quân đội và cảnh sát, không có ghe tàu đuổi theo, chỉ lơ mắt… ngó theo. Ngoài lư do đi lính sợ chết, c̣n lư do chính trị nữa. Phần đông họ thiên Cộng, hay theo Việt Cộng như Quách Thị Hoa, cựu can phạm. Thị Hoa ở tù Côn Đảo về khoảng cuối năm 1973. Một năm sau, thị Hoa liên lạc với thị Vinh, - bố thị Vinh và chính thị cũng là cựu can phạm, tù Côn Đảo, về cũng khoảng thời gian với thị Hoa. Một năm sau, cả hai thị liên lạc với nhau, “tái hoạt động”. Ngành đặc biệt chưa kịp bắt th́ cả hai thị chạy trốn lên Rạch Giá hay Cần Thơ, không rơ. Chỉ ít tháng sau, th́ “đứt phim”. Coi như hai thị thoát nạn, nhưng sau 30 tháng Tư, cũng chẳng được Việt Cộng ban phát ǵ, lại về quê làm ruộng.

            Gia đ́nh thị Vinh rất lộn xộn. Bố thị là cựu can phạm, bị tù thời Ngô Đ́nh Diệm, được tha về. Ông ta không hoạt động ǵ nữa. Thằng con trai lớn, thoát ly vô mật khu. Vợ tên nầy đi theo, rồi có bầu. Khi gần đẻ, thị lại rời mật khu về lại ở ấp Lung Lớn, nhà cha chồng, ở chung với em chồng là thị Vinh. Khi thị sinh đẻ, có bệnh viện phe quốc gia đỡ đẻ, chăm sóc. Có lẽ bệnh viện của Nguyễn Tấn Dũng trong mật khu không có khu “sản khoa”. Y sĩ Nguyễn Tấn Dũng không biết đỡ đẻ, nên cho thị về để quốc gia lo giùm. Hôm thượng sĩ Năm Hưng, trưởng ban điều tra, tŕnh bản cung của “bà bầu” nầy cho tôi xem, vừa cười vừa nói thêm: “Tụi nó đè nhau ra chơi cho sướng, khi có bầu bắt quốc gia nuôi đẻ. Xứ nầy thật buồn cười.”

            Tôi nói:

            - “Buồn cười nhưng không đau ḷng! Sai lính đi đánh Việt Cộng rồi chở gạo, chở thuốc vô mật khu nuôi Việt Cộng mới đau ḷng!”

            Nói câu đó là v́ tôi nhớ tới câu nói của anh trung sĩ thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát bị tôi bắt, như tôi có nói ở phần trước.

            Gia đ́nh nầy c̣n một thằng con trai nữa, sợ không dám theo Việt Cộng, cũng không dám đi lính sư đoàn hay Nhảy Dù, Biệt Động Quân, v.v… bèn xin vào nghĩa quân. Như tôi có nói ở trước, vào nghĩa quân đâu có dễ…

Khoảng cuối năm 1974, Danh Chịa, trung đội trưởng nghĩa quân giỏi nhất của chi khu Kiên Lương bị ḿn chết ở đây. Cái chết của Danh Chịa làm cho không ít người trong chúng tôi lo lắng và tiếc thương.

Quận Long cho một trung đội hành quân cuối ấp Ḥn Heo, nơi Danh Chịa bị ḿn để đem xác anh ta ra, đưa về xă Dương Ḥa, liệm tại đó, rồi chở về bản quán anh ta ở Giục Tượng. Hôm đó, tôi cũng có mặt tại xă, đứng bên ông Quận Long. Mắt ông ta đỏ hoe. Tôi biết Quận Long thương Danh Chịa lắm, một trung đội trưởng nghĩa quân giỏi và tư cách đàng hoàng.

Ông Quận Long nói tới tôi:

- “Thấy cái xác nó, tôi khóc liền.”

Tôi ngại, không nói thêm lời an ủi nào mà lại nhớ hôm ông rủ tôi xuống xem kết quả trận đánh Việt Cộng tấn công và đồn Lung Lớn và thảm bại.

Ông ta kể: “Quá nửa đêm, ban hành quân thức tôi dậy, báo cáo tụi nó tấn công đồn Lung Lớn. T́nh h́nh nguy ngập v́ cả đồn chỉ có một tiểu đội với 4 ngoe. Tôi liên lạc với bọn nó, biểu rút lui ra ngơ sau. Chờ khi Việt Cộng chiếm đồn xong, tôi cho pháo dập. Tui nó thiệt hại nặng lắm.”

Sáng hôm sau, khi tôi và Quận Long xuống tới đồn, cảnh vật khá kinh hoảng. Chỉ c̣n chơ vơ 4 cái cột của lô-cốt ở giữa, mái tôn bay mất. Ngoài hàng rào, trong cổng đồn, Việt Cộng chết nằm co quắp cả chục xác, nhiều xác cháy đen, nhiều xác máu đă đọng lại đen thành vũng, ruồi nhặng bay ù ù, tung lung.

Vào sân đồn chưa được 5 năm phút, Quận Long kéo tôi ra lộ, nói:

- “Tui là người vào sinh ra tử hàng trăm lần, bây giờ thấy máu me cũng ngán.”

Câu nói của một viên thiếu tá nổi danh đánh giặc giỏi của Sư Đoàn 9 Bộ Binh không khỏi làm tôi suy nghĩ. Nhiều người biết cái danh của ông “đánh giặc hay lắm”. Cũng phải nói thêm, theo nhận xét của tôi “kinh nghiệm đầy ḿnh.” Vậy mà bây giờ ông ta thấy năn v́ cảnh máu đổ xương rơi!?

Tại sao ông ta thấy năn? V́ bây giờ ông giàu có nên sợ chết, sợ mất hưởng thụ cái tài sản ông thu kiếm được. Không hẵn thế, bởi v́, - hơi ṭ ṃ đời riêng một chút - là ông ta, theo tôi biết, không giàu. Giàu mới lo hưởng thụ. Không giàu th́ hưởng thụ cái ǵ? Có thể là chiến tranh kéo dài quá, ai ai cũng năn. Gần mười năm xông pha trận mạc, cận kề cái sống, cái chết, chứng kiến bao cảnh đau đớn, rên xiết v́ bị thương, khi hấp hối của đồng đội, của em út, của kẻ thù. Dù với kẻ thù, người miền Nam vẫn thấy đau ḷng trước những nỗi thống khổ, đau đớn, chết chóc của những người “Sinh bắc tử nam”. Nói cho cùng, họ cũng là nạn nhân cả đấy.

Người miền Nam c̣n mang nặng bản chất dân tộc, trong đó, dù Phật giáo Ḥa Hảo, Cao Đài, Tiểu Thừa, Đại Thừa, v.v… bản chất đó là hiền ḥa, là từ bi, là ḷng nhân ái thương yêu của đạo Phật, của văn hóa dân tộc… Người ta khó bỏ đi, không thể bỏ đi cái bản sắc của dân tộc ḿnh.

  

Ngay ấp Ḥn Heo, trên đỉnh các ngọn đồi nầy, khoảng năm 1974, chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa dự trù dựng một thành phố mới, làm tỉnh lỵ cho tỉnh Kiên Hà (Lấy tên từ Kiên Giang và Hà Tiên), là tỉnh dự trù sẽ thành lập, gồm các quận Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc và Giang Thành (quận mới). Thiếu tá Philip Bùi Văn Đạt, chỉ huy trưởng Cảnh Sát Phú Quốc được dự trù làm chỉ huy trưởng Cảnh Sát tỉnh mới nầy. “Sư phụ” tôi hỏi tôi có muốn làm chỉ huy phó không. Tôi lắc đầu!

            Trước hết, khi lập một tỉnh mới, chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa có chủ đích. Chủ đích ǵ th́ cũng không ngoài chia nhỏ để dễ kiểm soát dân chúng, triệt hạ Cộng Sản.

            Dĩ nhiên Việt Cộng sẽ phản công. Chúng sẽ tập trung quân tấn công vào đây. Tỉnh mới thành lập, hệ thống pḥng thủ chưa vững, kế hoạch pḥng thủ chưa hoàn hảo, phối hợp các ban ngành dân quân chưa chặt chẽ. T́nh h́nh tỉnh mới nầy, như tỉnh Phước Thành là tỉnh mới thành lập thời cụ Ngô. Việt Cộng, hồi ấy c̣n yếu, tập trung đánh cho một trận, tỉnh trưởng bị bắt sống. Chính phủ dẹp bỏ tỉnh nầy luôn. Vậy, nếu tôi chui vài đây là chui vào rọ, chui vào chỗ chết!

            Nghe tôi tŕnh bày như vậy, trung tá Thiều cười nói, không rơ thiệt hay dỡn:

            - “Nếu chú có kinh nghiệm và nhận xét như vậy, tui bắt buộc đưa chú về đây!”

            Tôi cũng cương:

            - “Nếu trung tá ra lệnh, tôi thi hành. Trung tá nhớ nếu tôi có “Tổ Quốc Ghi Ơn” th́ trung tá nhắc nhở chính phủ đừng bỏ quên vợ con tui.”

            Công việc thành lập tỉnh mới đang tiến hành, chậm chạp chưa ra cơm cháo ǵ cả th́ “tan hàng.”

            Tuy không có ư đảm nhận chức vụ ǵ ở đây, tôi lên ấp Băi Ớt để quan sát địa h́nh, coi lại địa h́nh để phỏng đoán hoạt động của Việt Cộng vùng nầy sẽ như thế nào!

            Vùng nầy Việt Cộng không mạnh, lâu lâu, chúng về tuyên truyền, thu thuế ruộng muối, vài chủ ghe đánh cá, đặt ḿn, v.v…

            Một hôm, đám xă đội của Hai Ngộ lén về giật sập cầu Dương Ḥa. Cầu ngay cạnh trụ sở xă, có canh gác đàng hoàng, kỹ lưỡng mà cũng bị Việt Cộng phá được? Không rơ bên An Ninh Quân Đội có phát hiện tên nghĩa quân làm nội tuyến hay không. Bên chi khu, có đại úy Danh Lol làm việc giỏi nhứt. Ông nầy gốc là nghĩa quân viên, có nghĩa là lính trơn. Trung sĩ Tư Khấu của tôi hồi ấy là trung đội trưởng của Danh Lol. Vậy mà bây giờ, Danh Lol mang loon đại úy, c̣n Tư Khấu, trung sĩ vẫn cứ trung sĩ, cái loon đeo lâu ngày đă mốc. Tôi cứ chê Tư Khấu việc nầy hoài. Ham chơi, ham nhậu, làm sao cuộc đời thăng tiến được. Bị mắng, Tư Khấu chỉ nhăn răng cười. Sau đó, Danh Lol chuyển qua Địa Phương Quân rồi theo học khóa đặc biệt. Tôi không rơ tŕnh độ văn hóa của ông ta như thế nào, có thể không cao, nhưng đánh giặc th́ kinh nghiệm lắm, giỏi lắm và cũng ch́ lắm. Như tôi kể trong bài trước, nhờ “ch́” nên sau ba ngày tấn công, Việt Cộng với hai đại đội, không chiếm được cầu Vàm Rầy với một trung đội trừ pḥng thủ, là nhờ công của ông ta.

 

            Hôm cầu sập, tôi lên xem, bực ḿnh hỏi xă trưởng Hồ Văn Chánh:

            - “Trong ta ông có mấy trung đội Nghĩa Quân, vậy mà để cầu sập!”

            Xă Chánh giải thích:

            - “Điều động Nghĩa Quân là do Chi Khu, em có quyền ǵ! Bọn thằng Hai Ngộ cũng ghê lắm. Tụi nó lặn xuống từ xa kia. – Y đưa tay chỉ về hướng đường vào núi Nai, đường xâm nhập của Việt Cộng -  Nó mang đá vào người cho nặng, đi bộ dưới đáy kinh, ngậm ống nylon mà thở, tới núp dưới chân cầu gài ḿn. Trời tối lắm, linh không thấy được.

            Lúc ấy, chúng tôi đang ngồi trong cái quán cóc gần cầu. Bàn bên kia có một thằng mắt xanh mũi lơ c̣n trẻ, sau mới biết nó người Ăng-Lê. Một anh sinh viên trẻ đi theo làm thông dịch viên. Cả hai người nầy đi xe đ̣ từ Saigon về Hà Tiên, tới đây cầu sập, chưa đi được ghé lại uống nước.

            Anh sinh viên trẻ nghe xă Chánh kể, thuật lại câu chuyện du kích Việt Cộng đi ch́m dưới nước phá cầu cho tên Ăng Lê nghe. Tới chữ du kích, anh ta không biết chữ du kích dịch như thế nào, bèn quay qua bàn tôi hỏi:

            - “Đại úy! Du kích tiếng Anh là ǵ, đại úy biết không?”

            - “Guerrilla.” Tôi nói.

            Không rơ tại anh ta nghe không rơ, hay tôi nói không rơ, anh ta dịch ra tiếng Anh là Gorilla. Thằng Ăng Lê láu cá, nghe anh ta dịch thế, nó bèn đứng dậy, bước ra khỏi bàn, vừa đi vừa làm bộ như con khỉ đột, miệng nói “Gorilla, gorilla”. Thấy vậy, tôi nói với anh sinh viên Việt Nam:

            - “Thằng chó nầy nó nhạo anh đấy. Nó nghe lầm guerrilla thành gorilla. Gorilla là con dă nhân bên châu Phi. Nó phải hiểu rằng tiếng Anh đâu phải là tiếng mẹ đẻ của ḿnh. Nó phải rán hiểu chớ!”

            Anh sinh viên dịch lại cho nó nghe, lại nói thêm với nó là tôi chê nó không thông cảm người ngoại quốc nói tiếng Anh rơ. Nóng mặt, y hỏi tôi “Tại sao Việt Cộng đi dưới nước được mà những người phe Quốc Gia không làm được.”

            Biết thằng nầy là tay quá khích, tôi nói:

            - “Dù du kích, chúng nó cũng là người Việt Nam. Chúng tao cũng là người Việt Nam. Người Việt chịu khó, việc ǵ khó khăn mấy cũng cố gắng làm được. Sung sướng như bên Âu Mỹ, quen hưởng thụ nên mới không làm được mà thôi.”

            Chưa hết giận, nghĩ tới đám thám sát tỉnh của đại úy Hà cũng lội tuốt vô mật khu đặt ḿnh claymore tấn công Việt Cộng, một lúc tôi nói thêm:

            - “Tại sao mầy nghĩ rằng bọn tao không làm được như chúng. Tại sao mầy nghĩ rằng chúng ta không vô tới mật khu Việt Cộng như chúng tao đă từng làm!”

            Thấy tôi nói có vẻ căng thẳng, tên Ăng-Lê làm thinh.

 

            Bí thư xă Dương Ḥa, hồ sơ trận liệt ghi tên là Dương Nganh, tự Xà-Rum, bà con với Dương Yếp, là nhân viên cảnh sát của tôi đang phục vụ tại xă địa phương, - xă Dương Ḥa. Đă lâu, tin tức t́nh báo không ghi nhận ǵ vè tên bí thư già nầy.

            Một hôm, tôi hỏi trung sĩ Dương Yếp:

            - “Mày về bảo Sarum ra chiêu hồi đi. Có ǵ tao lo cho! (Thật ra, đúng danh từ là Hồi Chánh, nhưng dân chúng thường gọi là Chiêu Hồi, tên của ty hay chi Chiêu Hồi).

            Dương Yếp trả lời:

            - “Ổng đi mất tiêu rồi. Người Miên, Việt Cộng đâu có xài.”

            Tôi hỏi:

            - “Việt Cộng cũng kỳ thị?”

            - “Kỳ thị quá cha Quốc Gia?” Dương Yếp trả lời.

            Tôi cười, hỏi:

            - “Tao th́ sao?”

            - “Đại úy th́… Tui nói chuyện với đại úy tự nhiên, tui có thấy chi khớp đâu.”

            Hôm đi lên Băi Ớt, tôi có gọi xă trưởng Hồ Văn Chánh, Dương Yếp và vài người ở cuộc Cảnh Sát nầy đi theo.

            Về dân địa phương, toàn là người Miên, họ không theo Việt Cộng, trừ khi bị bắt buộc, đe dọa, v.v…

            Ấp Băi Ớt và Băi Chà Và nằm dọc theo bờ biển, dân chúng làm vườn nhiều hơn làm lúa v́ vùng nầy đất cao, ít ruộng. Vă người Miên cũng không quen làm ruộng như người Việt. Có nhiều hàng dừa rất tốt, dù là dừa lăo, tức là tuổi cây dừa cao, trên 50 năm. Ở ấp Băi Ớt, sát bờ biển, c̣n lại một cái nền gạch lớn lắm. Hỏi ra, hồi xưa có ông thực dân mắt xanh mũi lơ nào đó dựng một căn nhà gạch lớn nghỉ mát ở đây với vợ con. Ông Tây cùng gia đ́nh đi mất từ thời Nhựt đảo chánh Pháp. Căn nhà th́ Việt Minh tiêu thổ kháng chiến đă lâu, chỉ c̣n cái nền nhà!

            Biển ở đây có rất nhiều cá trích. Dân đánh cá trích, được mùa, bán không kịp, đem phơi khô, làm mồi nhậu rất bắt. Phải chi không có chiến tranh, số lượng cá trích ở đây đủ dựng một nhà máy cá hộp, ngon không kém ǵ cá Sumaco bên Ma-Rốc. Hôm tôi đến ấp Ḥn Heo, t́nh cờ gặp ông Trần Văn Xinh, hiệu trưởng trường tiểu học Kiên Lương. Ông thầu quét vôi cho ba lớp học của ấp nầy. Thấy tôi, ông kéo vào nhà dân nhậu chơi, bia với loại cá trích ngon tuyệt nầy.

            Ranh giới giữa hai quận Hà Tiên và Kiên Lương là một cái đèo nhỏ v́ các ḥn núi nầy ra tới biển. Đèo đó, tên là mũi Ḥn Cọp.

            Xưa lắm, khi c̣n yên b́nh, vùng nầy c̣n nhiều thú rừng. Có một con cọp chiều chiều thường ra ngồi trên đèo, ngó mông ra khơi cho đến khi trời tối hẵn cọp mới về rừng.

            Cung cách mỗi chiều leo lên đèo ngồi ngó ra biển cho ta thấy có thể chú cọp nầy có tâm hồn một nhà văn, nhà thơ lăng mạn, hay vợ chết, con chết ǵ đó nên hay ngồi ở đây để vơi buồn đi chăng?, v.v…

            Việc cọp cứ mỗi chiều ra ngồi trên đèo làm cho người ta sợ. Đi qua, hoặc bên này đèo qua thăm bà con bên kia đèo, th́ nhớ về sớm, trước khi nhà thơ rằn ri ra ngồi trên đỉnh đèo.

            Vậy rồi một hôm có ông già nhà bên kia đèo đi ăn giỗ nhà bên nầy đèo. Măi vui chén rượu, chiều đến lúc nào không hay. Khi sực nhớ th́ ông ta phải về. Bà con can ông: “Thôi, giờ nầy cọp ra ngồi trên đèo, về là gặp, nguy lắm!”

            Đang say rượu, ông già làm gan:

            - “Tao mà sợ cọp? Cọp sợ người chớ sao người sợ cọp?”

            Thế rồi ông già khăng khăng cắp dù ra về, ai cản cũng không được.

            Tuy nhiên, khi lên đèo, gió biển mát, làm ông già tỉnh rượu. Ông nghĩ thầm: “Chết rồi, lỡ gặp ổng th́ biết làm sao?”

            Sợ th́ sợ, nhưng không lư trở lui v́ trót nói gan.

            Lên tới đỉnh đèo, ông già thấy ông ba mươi đang ngồi đó, ngó ra biển. Cọp không biết ông già đang đi lên.

            Bỗng con cọp ngó về hướng ông già. Thấy cọp ngó ḿnh, hoảng quá, ông già bèn lấy cây dù đang cặp bên nách chống dù lên, la to một tiếng, thủ thế.

            Trời cũng đă nhá nhem. Cọp vừa thấy có người đi lên, bỗng nhiên, con người biến thành một khối to đen ś, lại có tiếng la. Khối đen đang lù lù tiến tới.

Cọp chưa định thần được, cũng hoảng quá, phóng mất vô rừng. Từ đó, ông già nổi tiếng là người đuổi cọp chạy. Tên mũi Ḥn Cọp có lẽ cũng có từ đấy!

Ngay tại Ba Ḥn, phía sau miếu Bà Chúa Xứ, - người ta nói miếu nầy linh lắm, - Không linh th́ làm sao đám nhân viên của tôi bắt được nửa triệu bạc giả? – là một ngọn núi đá không cao lắm, đường đi lên rất giốc. Quá lưng chừng núi, có một cái hang, trong hang thờ Phật, Không rơ chùa nầy có từ hồi nào. Có ba ni nô, tuổi không già, cũng không trẻ, thỉnh thoảng cả ba cô kéo nhau về tụng kinh gỏ mơ trên chùa nầy. Được vài ba hôm, ba cô không c̣n “đội gạo lên chùa” nữa, v́ chùa không có sư thúc hay v́ thiếu nước ngọt, không ở lâu được. Thỉnh thoảng mấy ông có loon lá bên quân đội, kiếm đâu đó vài ba “em gái hậu phương”, tổ chức vui chơi nhậu nhẹt ở cái sân nhỏ trước cửa hang. Không rơ từ hồi nào, người ta đă trồng ở sân nầy mấy cái cây để lấy bóng mát. Tôi cũng đă từng leo lên chùa nầy, một lần, cho biết rồi thôi. Những năm t́nh h́nh không được yên ổn lắm, tôi biểu trưởng cuộc cảnh sát xă Dương Ḥa, thiết lập một trạm quan sát trên lưng chừng núi, ngó vô hướng rừng Trà Tiên canh chừng. Chỗ nầy quan sát rất tốt, hễ thấy Việt Cộng ra thu thuế, th́ báo cho ngành đặc biệt vào “hỏi thăm sức khỏe.”

Mấy ông linh mục ở đây thường hay dựng thánh giá ở nơi nào… có lợi hoặc thắng cảnh. Chẳng hạn như cha Hiền dựng thánh giá ở núi Trầu, pḥng khi nhà máy ximăng Hà Tiên có phá núi Trầu lấy đá làm ximăng th́ phải bồi thường cho cha như tôi có kể ở trước. Cha Lương Công Đại, ngay xứ Kiên Lương, biết điều hơn. Chỗ nào, dù thắng cảnh, nhưng đă có chùa Phật như ở Ba Ḥn nầy th́ cha không đụng tới. Chỗ nào chưa có chùa Phật mà cảnh đẹp, cha dựng thánh giá ở đó. Việc nầy chẳng cần xin phép, chính quyền và dân chúng cũng chẳng ai thắc mắc. Tuy nhiên, trong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, non nước mênh mông, ở xứ Á  Đông da vàng mũi tẹt bỗng hiện lên h́nh ông chúa Giê Su hay mẹ Maria mắt xanh mũi lơ, thấy có vẽ kỳ kỳ làm sao ấy. Tôi hay nhớ chuyện nầy nầy là bởi ông chú họ tôi, là người từng theo cụ Ngô (Ngô D́nh Diệm) từ khi cụ mới từ chức thượng thư. Vậy mà sau nầy, khi cụ Ngô lên làm tổng thống, nhiều người bỗng bỏ bàn thờ ông bà, treo thánh giá trong nhà để được thăng quan tiến chức. Một hôm đang ăn cơm, ông nói với vợ ông và tôi, (Có lẽ không nói với các con v́ mấy đứa ấy, lúc đó c̣n nhỏ lắm):

- “Tui theo cụ Ngô v́ cụ Ngô chống Tây. Bây giờ theo đạo sao được. Nếu ông chúa Giê Xu đừng mắt xanh mũi lơ như thằng Tây th́ có thờ chúa cũng chẳng sao.”

Tôi biết ông cực đoan, nhưng quả thật tôi cảm thấy khó chịu khi bỗng nhiên giữa chốn hùng vĩ nầy, mọc lên một cây thánh giá lẽ loi.

Hôm ấy, tôi đi với cha Đại vô hang Tiền chơi. Hang Tiền cách trụ sở xă Dương Ḥa không xa. Tôi nhờ xă trưởng mượn giúp chiếc ghe để tôi với cha Đại vô Hang Tiền theo đường biển. Mấy thầy chú của tôi, để giữ an ninh, họ lôi qua mấy ngọn núi đá nhỏ, theo phía đất liền, đến cửa hang.

Khi “Gia Long tẩu quốc” - Cách nói của dân Nam bộ như thế - Nói theo sử là Nguyễn Ánh bị Nguyễn Huệ đánh bại, bỏ chạy sang trốn bên Tiêm La (Thái Lan ngày nay), bỏ lại một số binh lính, của cải. Hang tiền là nơi Nguyễn Ánh chôn dấu tiền ở đó trước khi bỏ chạy. Dân gian cũng nói đó là cái hang ngày xưa Nguyễn Ánh đúc tiền, nay c̣n lại những khuôn đúc bằng đá.

Đứng từ ngoài biển ngó vô, người ta đă thấy một cái thập tự giá lớn, dựng ngay cửa hang. Nhằm khi nước thủy triều lên, ghe nhỏ có thể vào sâu trong hang được. Hôm tôi đi, cũng vào sâu trong hang và không thấy khuôn đúc tiền đâu cả. Nó bị ch́m dưới nước hay người ta bàn ẩu. Tôi chỉ thấy vài con kỳ đà khá lớn. Thấy người, chúng bỏ chạy, chui vào mấy cái kẹt đá. Tôi nói đùa với cha Đại:

- “Ngoài cửa hang th́ Chúa đứng canh, trong nầy th́ “Kỳ đà cản mũi”. Chuyến nầy chắc không thành công. Thôi về đi cha!”

Cha Đại là người hiền lành, nghe tôi nói, chỉ cười, rồi quay về. Đây cũng chỉ là một chuyến đi cho biết. Có điều ngạc nhiên. Đây là một di tích lich sử thời Nguyễn Ánh chống Tây Sơn. Tại sao thời nhà Nguyễn không chỉnh đốn làm một thắng tích cho đàng hoàng. Không lư mấy ông vua nhà Nguyễn không thuộc lịch sử. Họ cũng bỏ quên nơi nầy như quên mấy bà chúa bị Nguyễn Ánh bỏ lại ở xứ Cạnh Đền (1), khi “Gia Long tẩu quốc”.

Từ Hang Tiền vào núi Ḥn Chông không xa.

Như tôi có lần kể, Ḥn Chông, ngay xưa là căn cứ của Ông Nguyễn Trung Trực, người lănh đạo nghĩa quân chống Pháp. Sau khi bị thua ở G̣ Công, ông rút quân về đây, trú ần trong ngọn núi nầy. Sau khi đánh tan nghĩa quân, chỉ riêng vùng núi Ḥn Chông nầy, Pháp thành lập một quận, đặt tên là quận Ḥn Chông, để dễ kiểm soát dân chúng, không cho nghĩa quân tái lập căn cứ.

Từ Ba Ḥn đi vào, theo con đường đá xe cộ chạy được, tới đầu núi Ḥn Chông, con đường chia làm hai. Theo tay mặt th́ đi tới chùa Hang, tay trái th́ đi tới cuối ngọn núi, chỗ có một cái ấp dân khá đông, gọi là ấp Rạch Đùng. Con nầy tiếp tục đi ṿng quanh núi, dọc bờ biển rồi lại nối với con đường đi ra chùa Hang. Tại Rạch Đùng, trước 1945 có một tu viện Thiên Chúa giáo, bỏ hoang từ lâu, và một họ đạo, cùng tên Rạch Đùng, có nhà thờ đă bị Việt Minh phá hỏng hồi mới đầu  Nam Bộ Kháng Chiến.

Linh mục Lương Công Đại, người Bắc, đi tu ở Ma Cao, sau khi thụ phong, về làm linh mục ở xứ nầy, thời ông Ngô Đ́nh Diệm làm tổng thống. Sau khi mấy ông tướng hè nhau giết anh em ông Diệm rồi, “mấy chả” ở Saigon lo việc đảo chánh giành nhau ghế ngồi hơn là lo đánh giặc nên vùng Rạch Đùng bị Việt Cộng chiếm. Dân chúng cũng như cha Đại, phải ở với Việt Cộng. Lâu lâu, chúng tổ chức biểu t́nh, “Hoan hô cách mạng”, “Đá đảo Mỹ Ngụy”,Việt Cộng “yêu cầu” cha Đại lên phát biểu. Cha kể với tôi: “Tôi cũng phải nói hàng hai cho xong chuyện. nói sao cho khỏi thẹn với quốc gia mà Việt Cộng cũng không có lư do bắt tôi bỏ tù được.” Đấy, một cổ hai tṛng là như vậy đấy.

Sau nầy, quốc gia chiếm lại vùng nầy, đặt đồn nghĩa quân canh gác, cha Đại đổi về xứ Kiên Lương, an toàn hơn, nhưng thỉnh thoảng cha cũng về “trong ấy” - tức là ấp Rạch Đùng để thăm bổn đạo cũ, như tôi đă kể trong chuyện con nhỏ Hoàng Thị Vân trốn theo Việt Cộng v́ nhớ thằng bồ.

Khi hiệp định Paris mới kư kết, vùng Ḥn Chông khá an ninh. Việt Cộng rút về mật khu Trà Tiên hết, nên có một thời gian ngắn, mấy ông sĩ quan bên quân đội xách xe chạy quanh núi Ḥn Chông bắn khỉ. Bắn khỉ thật sự, chứ không phải nói theo nghĩa bóng của giới nằm bẹp là hút thuốc phiện. Vùng Ḥn Chông rất nhiều khỉ.

Vùng chân núi đất khá tốt. Năm hiệp định Paris mới kư, ông Tân Nam Dương ở Rạch Giá, một ông Tầu lai, bỏ tiền phá đất đă bị hoang hóa trồng cà phê. Tôi chưa từng gặp mặt ông Tân Nam Dương nầy nhưng từng thấy cây trong đồn điền cà phê của ông lên khá tốt. Mấy năm sau, khi t́nh h́nh an ninh bết bát, ông Tân Nam Dương không dám lui tới thăm đồn diền v́ sợ Việt cộng bắt đóng thuế, đồn điền cà-phê của ông bị bỏ hoang, cỏ mọc nhanh hơn cà phê. Ông Tân Nam Dương mất trắng tay. Nghĩ tới những chuyện làm ăn tương tự như thế, bao giờ tôi cũng lấy làm tiếc, nhứt là khi so sánh cuộc Cách Mạng Xanh ở Mỹ, chính phủ giúp dân mở đất trồng trọt, c̣n xứ ḿnh th́ tư nhân tự xây dựng lên rồi, bao nhiêu công sức tiền bạc, lại đem bỏ hoang.

Suốt mấy chục năm chiến tranh, núi Ḥn Chông bỏ hoang, chẳng ai khai thác ǵ cả. Sau hiệp định Paris 73, nhiều người đốn cây, đốt ḷ than chở về Rạch Giá bán kiếm tiền. Một hôm, trung sĩ Chơn, phó cuộc B́nh Trị ra gặp tôi nói:

- “Chỉ huy trưởng hùn với em năm ngàn, đốt ḷ than, bán có lời, em trả lại cho chỉ huy trưởng cả vốn lẫn lời.”

- “Lời bao lăm mà phải “xông pha” vậy? Không sợ người ta dị nghị sao?”

- “Dị nghị chi? Người ta đốt ḷ than tùm lum trong đó. Ông quận cũng có, ông xă cũng có, nghĩa quân cũng có. Ḿnh đốt một ḷ thôi, kiếm tiền nhậu chơi.” Trung sĩ Chơn giải thích.

- “Tui không quen nhậu chơi, nhưng ông cần, tui đưa ông tiền. Nhớ đừng làm tui mang tiếng.” Tôi nói.

- “Tiếng ǵ đâu. Rừng nầy coi như rừng hoang, chẳng ai cấm đoán ǵ cả. Chỉ huy trưởng lo ǵ.”

Nghe trung sĩ Chơn xúi dại, tôi đưa năm ngàn cho anh ta. Mấy bữa sau, nghe anh ta than ḷ than bị cháy. Khi người ta hầm than, mồi cho củi cháy rồi, người ta bít cửa hầm lại, thiếu không khí, củi chỉ cháy ngầm thành than mà thôi. Anh ta cho chất củi như thế nào đó, ḷ sập, không khí vô tự nhiên, củi thành tro cả. Năm ngàn tôi đưa cho anh ta, cũng thành tro luôn. Số tôi không có mạng buôn bán hay làm thương gia!

Có lần tôi vào chùa Hang, đi chơi hơn là công tác ǵ. Con đường đá dẫn vào chùa phía bên nầy, ngược với hướng biển nên cửa hang tối. Cuối hang có bàn thờ và tượng Phật, đèn dầu đang thắp, nhang đang cháy. Bàn thờ không lớn nhưng cảnh hang sâu và rộng trông khá uy nghiêm, hùng vĩ. Hang c̣n có một cửa phía bên kia, phía biển, gió biển lồng lộng thổi vào mát lắm. Tôi đi ra phía đó, ra khỏi cửa hang là một quang cảnh đẹp lạ lùng. Gần cửa hang là những tảng đá lớn, có gác chuông và trên vách đá, không ít “tao nhân mặc khách” viết tên của ḿnh cũng như tên các bạn đi cùng – có thể là bồ bịch - lên vách đá. Xem ngày tháng họ ghi lại: Họ đến đây đă lâu, những năm giữa và cuối thập niên 50, nghĩa là cùng một thời với những lần tôi c̣n đi chơi lăng và chùa ở Huế. Thế rồi bẵng đi bao nhiêu năm, không thấy ai đến đây nữa. Có nghĩa là từ cuối 1950, sau khi “Việt Cộng Đồng Khởi”, hơn mười năm giặc giă, chiến tranh, người ta không c̣n đến viếng Chùa Hang nữa. Bao nhiêu năm ấy, Chùa Hang cũng như lăng tẩm, chùa chiền ở Huế, trở thành nơi vắng lặng, buồn bă.

Các nhà sư, các chú tiểu, ở những chùa xa phía tây nam Huế, trong bao nhiêu năm khách hành hương không đến viếng chùa, khung cảnh trở nên vắng vẽ, buồn tênh. Và rồi những đêm mưa dầm, các thầy và các chú tiểu, nằm nghe mưa rả rích trên mái chùa cũ kỹ, ḷng họ buồn như thế nào nhỉ? Và các thầy ở Chùa Hang nầy, cũng trong hơn 10 năm giặc giă, chùa Hang trở thành một cơi cô liêu th́ mỗi đêm, các sư nằm nghe tiếng sóng vỗ ŕ rầm từ ngoài cửa hang vọng lại, họ nghĩ ǵ về một cơi ta bà buồn bă như thế nầy!?

Tôi cố gạt ra khỏi trí tôi những ư nghĩ vẩn vơ đó, ra đứng sát bờ nước, nh́n ra xa. Ngoài kia, phía hai đầu là hai tảng đá lớn vươn lên, một ḥn cao, một ḥn thấp. Giữa hai ḥn đá cao đó là một hàng đá thấp hơn, chỉ cao hơn mặt nước chút ít.

Nước ta có rất nhiều núi Mẹ Bồng Con: Nàng Tô Thị ở Đồng Đăng, Ḥn Vọng Phu ở Nha Trang và đèo Mẹ Bồng Con ở Long Khánh. Ở đâu cũng là h́nh ảnh và câu chuyện của những người đàn bà bồng con chờ chồng. Tại sao ở đây, không phải là câu chuyện của các bà, không là Ḥn Vọng Phu? Ḥn đá lớn có thể là mẹ, ḥn đá nhỏ gọi là con? Ở đây khác đi, người đàn ông và cậu con trai, người ta gọi là Ḥn Phụ Tử. Một bên là cha, một bên là con. Có câu chuyện truyền kỳ nào về Cha Con như chuyện nàng Tô thị?

Ngưởi Việt - Nói cho đúng là người Tầu - đến dây từ thời Mạc Cửu, chỉ vừa mới mấy trăm năm. Mạc Cửu là người nhà Minh, chạy qua nước ta, trấn giữ và khai khẩn vùng Hà Tiên, rồi đem đất nầy mà dâng cho chúa Nguyễn, năm 1708, tính ra chưa tới ba trăm năm, chưa đủ lâu để có thể có những huyền thoại về cuộc Nam Tiến của dân tộc ta hay sao?

Người ta thường nói đất phía nam là đất chúa Nguyễn. Kể từ sau Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, chúa Tiên, tức Nguyễn Hoàng và các đời chúa tiếp sau, lo mở mang đất đai về phương nam, măi đến tận Cà Mâu, Hà Tiên th́ chấm dứt. Chúa chọn các quan giỏi đưa ra cai trị vùng đất mới, chiêu dụ dân chúng đến đào kinh, vỡ đất làm ruộng. Người ta từng coi chúa như cha, chúa coi dân như con. Có thể đó là nguồn gốc của danh xưng Ḥn Phụ Tử.

Thực tế hơn, khi vào vùng đất mới, trong nhiều gia đ́nh, người vợ ở nhà lo chăm sóc việc nhà, cha con ngày ngày vác phảng ra đồng, phá rừng làm ruộng. Cha con cùng nhau chia xẻ gian khổ, chan ḥa mồ hôi, nước mắt. Khung cảnh sinh hoạt đó cũng có thể là nguồn gốc của danh xưng Ḥn Phụ Tử.

Dù nh́n vấn đề qua lăng kính lịch sử hay thực tế xă hội, những điều tôi nói ở trên cũng chỉ là những giả thuyết chủ quan. Ḥn Phụ Tử không có một huyền thoại như Ḥn Vọng Phu. Ngay khi tôi làm việc ở đó, cách Ḥn Phụ Tử không bao xa, vậy mà tôi chưa từng nghe ai, kể cả các ông già bà lăo kể về sự tích Ḥn Phụ Tử nầy.

Năm ngoái có tin Ḥn Phụ đă bị sóng đánh đổ xuống nước, nay chỉ c̣n Ḥn Tử. Một người bạn, quê ở Long Xuyên, từng làm việc ở Kiên Lương, đi Việt Nam, có ghé thăm Chùa Hang, về lại Mỹ kể cho tôi nghe rằng dân địa phương, sau vụ Ḥn Phụ đổ ùm xuống nước, có câu ḥ ru em:

 

                Than ôi! Ḥn Phụ đổ rồi,

            Tử c̣n chi nữa mà ngồi khóc than.

 

Câu ca dao nói cái ǵ? Phụ là ai mà tử là ai; ứng vào sự kiện nào đang diễn ra trên đất nước đau thương nầy vậy?

Ai là ai chưa biết nhưng câu chuyện của ông cựu xă trưởng Châu Ai, của xă B́nh Trị thật đáng tội nghiệp v́ ai đó ở ṭa án quân sự  vùng 4 “Làm cho khốc hại chẳng qua v́ tiền.”

 

Khi chợ trời biên giới Hà Tiên trở nên tấp nập v́ hàng Thái Lan tuôn vào ồ ạt th́ những cái đuôi của nó, như đĩ điếm, cướp bóc đi theo…

Đĩ điếm, dĩ nhiên chỉ có ở Hà Tiên, nhưng cướp bóc xảy ra không ít ở xứ tôi.

Đầu tiên là hai tên cướp “Cọp bay”. Hôm ấy, tôi từ mũi Ḥn Cọp lái xe về quận, ngang ấp Băi Ớt th́ thấy dân chúng ở đó la ơi ới: “Cướp! Cướp!” Mấy người đàn bà Miên đang đứng bên đường, vẻ hớt hăi. Thấy tôi dừng xe, họ chỉ tay về phía trước mặt tôi, nói” “Cướp đó! Cướp ngă đó.” Theo hướng họ chỉ, tôi rượt xe theo, vừa lo lắng, vừa thấy buồn cười. Tôi nói với tài xế Thành của tôi, đang ngồi bên cạnh: “Mày coi! Người Miên không biết nói tiếng Việt, vậy mà khi có cướp, sao họ la cướp cướp rơ vậy?” Biết tôi vui tính, Thành chỉ cười, tay lăm lăm cây súng M-18. (Tôi mua được cây M-18, vừa là súng M-16 ngắn ṇng, lại có gắn súng M-79 - đại bác 40 ly cầm tay).

Được một lúc, tôi thấy phía trước có hai người đàn ông đang chở nhau trên chiếc xe Honda 67. Đường xấu mà chúng nó chạy xe như bay. Tôi bóp c̣i xe liên hồi cho chúng sợ. Thành vói cổ ra khỏi xe la to: “Đứng lại, đứng lại!” Hai người vẫn cố chạy. Thành nói: “Hai thằng ăn cướp!” Khi xe tôi gần tới, tên ngồi sau, quăng một cái ǵ đó, bóng loáng, vào bụi cây bên đường. Thấy vậy, tôi nói: “Nó vụt cái ǵ?”

Khi xe ngang chúng, tôi cho xe chậm lại, ép hai tên cướp vào bên đường. Thành vội vàng nhảy xuống, chỉa súng vào tên lái xe, bảo: “Tốp”. Hai tên dừng lại. Thành biểu chúng: “Xuống xe.”

Tôi bắt hai tên ngồi bệt xuống đất, cầm súng chỉa vào chúng. Thành tới c̣ng hai đứa lại. V́ không chuẩn bị nên tôi chỉ có một cái c̣ng. Tôi biểu Thành: “Cho hai đứa đeo chung cái đồng hồ Inox” (Tức là cái c̣ng). Xong, tôi nói với Thành: “Ông tới xe gọi máy bảo cuộc Dương Ḥa lên tăng cường đi.”  Năm phút sau, bốn thầy chú của tôi ở xă lên tới nơi. Tôi biểu họ lấy c̣ng c̣ng riêng từng đứa, choàng tay chúng vào cái khung sắt mui xe Jeep để tôi chở về.

Để hai đứa đă ở trên xe, c̣ng lại xong, tôi giao cho một người đứng canh, rồi tôi dẫn hai nhân viên quay lại chỗ tên ngồi sau ném một vật ǵ ra, t́m xem là cái ǵ. Một lúc th́ chúng tôi t́m được một cây súng Colt, loại quân đội thường dùng, nhăn hiệu con ngựa bay. Cây súng nầy được xi mạ, sáng bóng.

Rút băng đạn ra, tôi giơ khẩu súng lên trước mặt hai tên cướp, nói:

- “Rơ ràng chưa? Súng nầy dùng để đi ăn cướp, vậy mà nảy giờ cứ bai bải kêu oan! Oan mẹ ǵ nữa!”

Vậy mà hai tên cướp vẫn cứ kêu oan.

Tôi cười nói với nhân viên:

- “Trên đời nầy, không ai chịu tội ḿnh ăn cướp cả. Đi ăn cướp, tang vật rành rành cũng kêu oan. Tiếp tế cho Việt Cộng, tang vật rành rành cũng kêu oan. Ai cũng kêu oan, vậy là ḿnh làm bậy. Mai mốt chết xuống âm phủ, Diêm Vương cho đầu thai làm người lần nữa. Khổ cái thân  nầy.”

Tôi đem hai tên cướp về, giao cho tư pháp điều tra, lập hồ sơ giải ṭa. Hai tên cướp khai rất buồn cười: “Hồi nầy chợ trời biên giới kiểm soát gắt gao quá, không làm ăn ǵ được, bèn t́m vào những xóm vắng vẻ, bắt dân khảo lấy tiền xài chơi, xui gặp mấy người đàn bà Miên dữ quá, lại gặp “ông trưởng” (ư nói là tôi), chạy xe ngang qua mới nên mới ra cớ sự như vầy.

 

Xưa là quận Ḥn Chông, sau nầy là xă B́nh Trị, có nghĩa là b́nh định và trị an. Tôi không rơ người đặt tên cho xă nầy như vầy là bị ám ảnh bởi cuộc khởi nghĩa của ông Nguyễn Trung Trực hay núi Ḥn Chông cũng là vùng hoạt động của Việt Minh hồi 9 năm (1945-54). Xă gồm có mấy ấp quanh Ḥn Chông và mấy ḥn đảo ngoài vịnh Thái Lan. Ông Châu Ai, người Việt lai Miên làm xă trưởng ở đây, trước Huỳnh Luân. Lúc nầy, tức là khi tôi làm việc ở đó, xă trưởng là Nguyễn Vĩnh Xương. Ông Châu Ai nghỉ làm xă trưởng. Con trai ông là nghĩa quân đóng ở cái đồn đầu Ḥn Chông.

Thế rồi nhà ông Trần Ghét Xe bị cướp. Ông ta vừa bán cặp heo chín chục ngàn. Chiều hôm đó, khi trời mới nhá nhem, có hai tên cướp, bịt mặt xông vào nhà ông ta biểu đưa tiền. Trần Ghét Xe nói không có tiền. Một tên nói: “Vừa bán hai con heo, sao nói không. Tiền dấu ở đâu? Đưa đây!” Y vừa nói xong, đưa cây súng Colt lên. Trần Ghét Xe sợ quưnh, lật chiếc chiếu lấy chín chục ngàn đưa cho chúng. Hai tên cướp lấy tiền xong, dọt mất.

Trần Ghét Xe nghi con trai của cựu xă trưởng Châu Ai, là một trong hai tên cướp. Chỉ có con trai Châu Ai, đóng đồn ở gần đó mới biết y vừa bán cặp heo xong. Vă lại, cũng có “ân oán giang hồ”. Khi ông Châu Ai làm xă trưởng, Trần Ghét Xe bị Cảnh Sát bắt v́ tội làm kinh tài cho Việt Cộng, bị tù 9 tháng. Y nghi ngờ chính xă trưởng Châu Ai báo cáo y. Nay gặp dịp, vu tội cho thằng con, trả thù người cha.

Việc thưa bên An Ninh Quân Đội. Không biết mấy thầy chú bên đó làm ăn như thế nào, bắt con trai Châu Ai giải về ṭa án quân sự Vùng 4 đóng ở Cần Thơ.

Chiều 29 Tết, toán tuần tiểu cảnh sát xă An B́nh bắt được hai tên cướp đang làm ăn ở gần cầu Cống Tre. Nghi vụ nầy có liên quan đến ba vụ cướp khác xảy ra một ở xă B́nh Trị, hai ở xă Dương Ḥa, tôi nói với thiếu úy Bạch, trưởng cuộc Cảnh Sát An B́nh: “Ông điều tra xong, khoan giải ra ṭa, đưa lên cho tôi, coi thử bọn nầy có liên hệ đến các vụ cướp trước đó hay không!”

Té ra chúng có những ba tên, hai tên đi cướp, một tên chỉ điểm mục tiêu. Tên chỉ điểm mục tiêu là một tên lái heo. Ngày ngày, tên lái heo lang thang qua các ấp, các xă mua heo về giao cho ḷ heo của ông Tư Đến và ḷ heo Chín Thịt tại quận lỵ.

Mua heo trả tiền xong, y chở heo về. Trên đường, y báo cho hai tên cướp, tới ngay nhà y mới mua heo, nhận bao nhiêu tiền, v.v.... Khổ chủ nói không có tiền cũng không được.

Hai tên cướp là dân bên Long Xuyên qua, c̣n tên lái heo, nhà ngay quận. Nghe báo cáo xong, tôi cho bắt tên lái heo. Tên nầy nhanh chân. Khi nghe hai tên cướp bị bắt, y dọt về xă Giục Tượng, xă người Miên. Y cũng gốc Miên. Liên lạc với Giục Tượng, không bắt được y v́ y vô ở tuốt trong vùng xôi đậu.

Tôi cho dẫn hai tên cướp diễn lại cảnh trạng các nơi bọn y đă cướp, ngay cả nhà của Trần Ghét Xe.

Biết vụ đó, xă trưởng Châu Ai làm đơn thưa Trần Ghét Xe vu cáo cho con ông tội cướp. Ṭa Sơ thẩm Kiên Giang, ṭa quân sự vùng 4 yêu cầu tôi gởi hồ sơ vụ cướp nầy lên cho họ. Muốn giải oan cho con của cựu xă trưởng Châu Ai, vă tôi cũng có cảm t́nh với ông già nầy, chân thật, thiệt thà, nên tôi làm liền những ǵ họ yêu cầu.  Vậy mà con của ông Châu Ai cũng không được ra khỏi tù. Ông ta lên xuống Cần Thơ hỏi thăm ṭa án quân sự vùng 4 những mấy bận, họ biểu chờ. Trần Ghét Xe cũng lên xuống ṭa án nầy những mấy bận. Một bên th́ cố khiếu nại cho con được tha, một bên th́ chạy tiền cố giữ cho con Châu Ai không được tha. Tha th́ Trần Ghét Xe bị kẹt tội vu khống.

Trần Ghét Xe là “cựu can phạm”, đang bị ngành đặc biệt của thiếu úy Kiệt theo dơi “tái hoạt động”. Tiền đâu mà y kinh tài mạnh như thế? Năm Hùng tổng kết: Y bỏ vốn đốt gần hai chục ḷ than ở vùng bất an ninh, tức là vùng núi Ḥn Chông, phía bờ biển. Đốt xong, y cho than xuống ghe, chở thẳng ra Rạch Giá bán. Y cũng bỏ vốn làm muối: San đất làm ruộng muối gần chùa Hang, cạnh tranh với ông Sáu, bố của phó xă trưởng Dương Ḥa, người từng làm muối xưa nay ở đám ruộng muối ở ấp Ba Ḥn. Gom chưa đủ chứng cớ, nên thiếu úy Kiệt chưa đề nghị bắt y.

Cuối cùng, “Nén bạc đâm toạc tờ giấy.” Măi đến ngày 30 tháng Tư, con Châu Ai mới được “Cách mạng giải phóng”. Bấy giờ Trần Ghét Xe, từng làm kinh tài cho Việt Cộng, hướng dẫn “cách mạng” ra tiếp thu các xă B́nh Trị, Ba Ḥn và quận lỵ Kiên Lương. Nhờ có công, y yêu cầu cho Châu Ai đi học tập cải tạo v́ từng làm xă trưởng “ngụy”.

Con ra tù, cha lại vô tù. Có xứ nào công lư “sáng ngời” như xứ Việt Nam nầy không, dù chế độ “Việt Nam Cộng Ḥa” hay “Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”?

Xă B́nh Trị chưa hẵn là xă xôi đậu, nhưng v́ mật khu Việt Cộng ẩn trú ở Ḥn Chông, khi trốn trên đỉnh núi, khi quanh núi, nhất là những cái hang đá trên con đường chạy dọc theo bờ biển, khoảng cuối 1974, về sau, vùng nầy hoàn toàn không kiểm soát được, quân đội phe ta không tới được nên Việt Cộng đi lại tự do.

Tuy nhiên, chúng cũng sợ, thường ẩn núp trong hang, tối ngủ trong hang. Một hôm, nhân được bản tin của cảnh sát đặc biệt của thiếu úy Kiệt, chỉ rơ cái hang Việt Cộng đang ẩn núp, quân số, cán bộ chúng nó chỉ khoảng vài chục, tôi bèn báo cáo với đại tá Nguyễn Hữu Kiểm, tư lệnh phó sư đoàn 21. Ông ta không có cách nào tiểu trừ chúng được. Binh lính không đủ để hành quân. Mấy năm trước, khi vừa kư hiệp định Paris xong, Việt Cộng hoạt động yếu, thiếu tá Sầm Long c̣n cho nghĩa quân hành quân dọc theo đỉnh núi ḥn Chông. Bây giờ th́ bó tay.

Trong bản tin của Cảnh Sát Đặc Biệt có nói tḥng một câu, những đêm mùa hè, trời nóng, thay v́ bọn chúng ngủ trong hang th́ chúng treo vơng nằm ngủ ngoài cửa hang, chỗ có nhiều cây rừng. Tôi gặp trung tá Nhan Trừng Lâm, tiểu đoàn trưởng pháo binh của sư đoàn 21, ban chỉ huy đóng bên cạnh tiểu khu, đề nghị ông nửa đêm chụp cho chúng ít quả. Nổ chụp như người đánh cá chụp nơm, kẻ nào trong tầm sát hại cũng lảnh miểng như chơi.  Chọn một đêm tối trời nóng nực, chúng tôi chơi tṛ chơi đó, cầu âu, như “c̣ ỉa miệng ve”. Ai ngờ tối hôm đó “trúng mánh”. Tin t́nh báo dân chúng cho biết chúng nó khiêng vơng mấy mạng đi ngược từ Ḥn Chông lên mật khu Trà Tiên để vô “thăm” bệnh viện huyện đội Hà Tiên của Nguyễn Tấn Dũng.

 

Trụ sở xă B́nh Trị, trụ sở cuộc Cảnh Sát xă B́nh Trị bị Việt Cộng phá sập hồi trận đánh năm 1972 tới lúc bấy giờ vẫn chưa dựng lại được. Không có ngân sách. Vă lại, xă trưởng Nguyễn Vĩnh Xương, cũng như bên cảnh sát thấy có trụ sở th́ phải canh gác, ǵn giữ thêm phiền. Xă trưởng th́ cứ quanh quẩn trong mấy cái quán gần trụ sở xă cũ, cảnh sát cũng theo đuôi. Chiều tối lại cả đám rủ nhau vô tá túc ngủ đêm trong đồn nghĩa quân gần đó, khỏi canh gác ǵ hết. Hễ Việt Cộng tấn công th́ mỗi người một tay súng, lực lượng thêm đông, càng thấy yên ḷng.

Hôm tôi dẫn hai tên cướp tới nhà Trần Ghét Xe để diễn lại cảnh trạng đêm chúng vô cướp nhà nầy, tôi ghé lại quán hủ tiếu bên cạnh xă. Chủ quán là người Tầu, chỉ nói tiếng Việt với người Việt, trong nhà th́ nói với nhau bằng tiếng Tầu. Chủ quán có người con trai đăng lính nhảy dù và có hai cô con gái tuổi 17, 18 ǵ đó, khá đẹp. Khi một cô bưng càphê ra cho tôi, tôi thấy bàn tay cô ta to quá khổ b́nh thường. Tôi bỗng thấy rùng ḿnh. Sách tướng nói bàn tay to là tướng giết người. Tôi không nghĩ cô ta có thể giết người, nhưng dân Tầu lai Miên ở đây không ít là con cháu những tên hải tặc gốc Hải Nàm ngày xưa, nổi tiếng trong vịnh Thái Lan mà tôi đă có lần nói tới trong một bài trước. Có phải đó là cái gène, cái tướng tổ tiên truyền giống để lại. Có tên cướp biển nào mà không giết người!?

H́nh ảnh hai bàn tay to của cô gái làm cho tôi nhớ tới lời Quận Long khi ông mới đến nhậm chức, đến thăm tôi: “Đối với người Miên ở đây, mỗi tháng chơi với họ 29 ngày thôi.” Có nghĩa là phải để riêng một ngày đề pḥng họ phản ḿnh. Tôi không nghĩ đó là nhận xét riêng của Quận Long. Ông ta sinh đẻ ở Hà Tiên. Do đó, câu nói của ông là kinh nghiệm của người dân Hà Tiên đấy. Đâu có phải của riêng ông ta!

Thật ra, dân ở đây không ít người ác. Trước khi tôi về nhận việc ở đây, một anh Cảnh Sát Dă Chiến nửa đêm bỗng kêu la đau bụng. Bụng mỗi lúc mỗi to, cho đưa về bệnh viện Rạch Giá. Bác sĩ t́m không ra bệnh ǵ. Hai ngày sau th́ chết. Một anh lính Biệt Động Quân cũng bị chết trong hoàn cảnh tương tự. Cả hai đều có hành quân ở Ḥn Chông, không làm ǵ sai quấy, chỉ có một việc là tới bữa, hái ớt của một ông già Miên lai Tầu để ăn cơm. Người ta đồn họ bị ông già “thuốc” chết.

Trên cao nguyên, người ta gọi là “thư”, tức là người mọi “thư” cho bệnh mà chết. Thư cái búa hay con dao vô trong bụng. Ở đây, không có thư, thỉ “thuốc”. Lần đầu tiên vào Ḥn Chông, thượng sĩ Lâm Ngọc Sương, từng phục vụ ở đây từ vài ba năm trước, nói với tôi: “Ông thầy nhớ chỉ ăn uống ở mấy tiệm hủ tiếu nầy thôi. Ai mời chi cũng từ chối. Đừng ăn đừng uống chi cả.”

Tôi nói đùa: “Bắt tay được không? Họ có truyền máu qua bắt tay cho ḿnh được không?”

Hỏi thượng sĩ Lâm Ngọc Sương về vụ “thuốc”, ông ta nói:

- “Không đoán được! Người ta nói ông già chôn một cái đầu rắn hổ dưới gốc ớt. Ai ăn ớt th́ trúng.”

- “Ông ta có ăn ớt đó không?” Tôi hỏi.

- “Ai ăn cũng trúng hết, không kể chủ hay khách.” Thượng sĩ Sương trả lời.

Nghe nói, tôi cũng sợ. Xét về khoa học th́ có vẻ vô lư nhưng lư hay không lư, chết như thế th́ thật… vô duyên.

Việc nầy không đổ tội cho Việt Cộng được. Đây chỉ là cá tính của một số người địa phương mà thôi.

 

Tôi không rơ căn cứ vào luật lệ nào mà ông quận trưởng Kiên Lương cấp ông Tư Hạt một cây súng Carbine M-1. Ông Tư Hạt, một người, như tôi thường nghĩ chính ông là nhân vật trong truyện “Rung Cây Dừa” của B́nh Nguyên Lộc.

Ông Tư Hạt là người già nhất ở Ḥn Heo. Ḥn Heo tôi nói ở đây là một ḥn đảo nhỏ ngoài biển, cách bờ khoảng hơn 5Km, không phải ấp Ḥn Heo ở trong đất liền như tôi có nói ở phần trên. Ông Tư Hạt là người già nhất đảo Ḥn Heo, mà cũng có thể là già nhất trong các ḥn đảo thuộc quận Kiên Lương nầy. Không ai rơ ông tới ở trên đảo nầy từ lúc nào, bởi khi người ta tới ở đây th́ thấy ông đă sống ở đó rồi. Những người thuộc thế hệ ông ở đảo Ḥn Heo nầy, nay chẳng c̣n ai. Vợ con ông cũng chẳng có. Ông sống một ḿnh, nay đă gần tám chục tuổi! V́ vậy, tôi thường gọi đùa ông là “Chúa đảo.”

“Chúa đảo” Tư Hạt ốm nhom, da đen, không hẵn gốc da ông đen mà có lẽ v́ sóng gió biển, - mấy ai được trắng, nhất là những người sống ở biển đă nhiều năm.- lưng hơi c̣ng, - đó là hậu quả nhiều năm ông khom lưng kéo lưới, chưa kể, nếu ông có đi khám bệnh, bác sĩ sẽ t́m ra nhiều đốt xương sống phát triển lệch lạc v́ công việc kéo lưới nấy, - nhưng ông đi đứng vẫn c̣n nhặm lẹ.

Hôm ra Ḥn Heo chơi, ông đem cây Carbine cho tôi xem. Cây súng được ǵn giữ kỹ lưởng, báng súng sáng bóng, ṇng súng cũng sáng bóng, màu thép đen ánh lên trông đẹp mắt.

Tôi hỏi đùa:

- “Ông Tư “chúa đảo”! Ông bắn chết tên Việt Cộng nào chưa?”

Một cách thành thật, ông ta trả lời:

- “Chẳng có Việt Cộng ở đây. Tụi nó không dám tới. Ai chứa chấp mà tụi nó tới.”

- “Vậy “Chúa đảo” giữ súng làm chi?” Tôi hỏi. Ông cũng cười khi nghe tôi gọi ông là “Chúa đảo”.

Ông Tư Hạt trả lời:

- “Không có cây súng, tụi nó không sợ. Quậy lắm.”

Chưa hiểu, tôi hỏi tới:

- “Đám nào vậy?”

- “Bọn làm công cho Somaco.”

 

Vậy là tôi gọi thiếu úy Nguyễn Văn Nhâm, trưởng cuộc Cảnh Sát xă B́nh Trị, hôm đó cùng đi với tôi.

Thiếu úy Nhâm, “một ông tu xuất”, thầy ba hay thầy tư ǵ đó, không được “ơn kêu gọi” bèn hoàn tục, học đại học được hai năm rồi thi vào ngành sĩ quan Cảnh Sát, c̣n thật thà và… “ham chơi”, thường cùng xă trưởng Nguyễn Vĩnh Xương, “nhảy dù” lên Hà Tiên chơi bời qua đêm, từng bị tôi cự nự:

- “Bộ ông muốn chơi bù mấy năm đi tu hay sao mà bỏ cơ quan lên Hà Tiên hoài vậy?”

Nhâm chỉ cười.

Tôi cũng cự nự xă Xương:

- “Ông là thằng cha quỉ quái. Người ta mới tu hành ra, ông dẫn đi chơi bời hoài; phải thúc đẩy cho nó làm việc chứ?” Xă Xương cũng chỉ cười.

Sau khi nghe tôi bảo điều tra vụ Somaco, thiếu úy Nhâm báo cáo, nội dung như sau:

Ông Đặng Văn Lân, là chủ 2 hăng Somaco, một cái ở Ḥn Heo, một cái ở Phú Quốc, là em bác sĩ ĐặngVăn Sung. Ông Lân tốt nghiệp hàng hải ở Pháp về, có công việc ǵ đó ở Saigon. Lâu lâu, ông ta mới về coi sóc hăng Somaco của ông. Ở Ḥn Heo, ông giao cho ông Hoàng coi sóc, cho thu mua loại cá phân, sấy, xay thành bột rồi xuất khẩu qua Nhựt Bản, lời lăi như thế nào không rơ nhưng qua một thời gian, công việc làm ăn của hăng nầy cũng b́nh thường. Cá phân là loại cá nhỏ, người ta không dùng để ăn. Trước khi có hăng Somaco, dân làm biển dùng để nuôi vịt, hoặc phơi khô bán vô đất liền để làm thực phẩm gia súc, v.v…

Từ khi có hăng Somaco, một số thanh niên các ḥn đảo chung quanh tới làm công cho hăng. Phần đông bọn chúng là thanh niên trốn lính, hoặc lính đào ngũ. Vài quán nhậu mở ra cho bọn thanh niên nầy, kể cả gái chơi, v.v…

Tôi không có cảm t́nh với những người làm ăn kiểu như vầy, tạo thành một nơi dung dưỡng cho thành phần bất hảo, như các thanh niên nói trên, kể cả các quán nhậu và chủ chứa trá h́nh. Hơn nữa, trước đó không lâu, trong một buổi họp ở Rạch Giá, tôi có nghe câu chuyện lộn xộn suưt xảy ra xung đột giữa ông chủ và thiếu úy Dương Tấn v́ anh chàng nầy chọc ghẹo một cô gái khá đẹp, do ông chủ mang từ Saigon về theo, khi ông đi thăm hăng của ông ta.

Tuần lễ sau, tôi gọi thiếu úy Nhâm về gặp tôi, biểu anh ta ra Ḥn Heo dẹp hết những quán nhậu và ổ điếm đó đi. Nếu cần tăng cường, tôi sẽ cho một trung đội Cảnh Sát Dă Chiến ra đảo vây bắt sạch đám đào binh và trốn quân dịch nầy.

Thiếu úy Nhâm sợ đụng chạm với ông chủ, cù cưa công việc nầy hoài. Cuối cùng, tôi phải nhờ tới thiếu úy Kiệt, cho cảnh sát đặc biệt của anh ra phục sẵn ở các con đường lên núi, chờ khi Cảnh Sát Dă Chiến của thiếu úy Kư hành quân, bọn đào binh trốn quân dịch, tên nào chạy lên núi đều bị tóm gọn cả. Xong, lấy lời khai bọn bị bắt, rồi đưa chủ nhân Somaco ra ṭa về tội “tán trợ đào binh và bất phục ṭng.” Ông chủ là người có thế lực, không ra hầu ṭa. Người thay thế là ông Hoàng, quản lư. Vụ nầy dây dưa khá lâu, ông quản lư có gặp tôi xin giúp đỡ, nhưng tôi không làm được. Sau vụ đó, nhà máy Somaco không c̣n xuất cảng hàng sang Nhựt Bản được v́ hàng không đúng tiêu chuẩn, bột xay không được nhuyễn, nên nhà máy đóng cửa luôn, “chờ” Việt Cộng vô tiếp thu.

Mới nhận chức vụ được ít lâu, tôi cùng thiếu úy Kiệt cùng thượng sĩ “thổ công” Năm Hùng thêm vài nhân viên nữa, ra các đảo coi cho biết sự t́nh. Quả thật, từ nhỏ, ra tới bờ biển th́ tôi đă đi nhiều lần nhưng ra đảo th́ chưa, nên lần nầy tôi muốn đi cho biết.

Cách sinh hoạt cư ngụ của dân chúng ở tất cả các ḥn dảo đều giống nhau, dù đảo lớn hay nhỏ. Giữa đảo là ngọn núi, có vài con đường ṃn dẫn lên núi. Ở những ḥn núi lớn, có nhiều khe suối nước từ trên núi chảy xuống nên dân chúng có nước ngọt để dùng. Những con suối nầy về mùa nắng thường bị cạn, tạo ra nhiều khó khăn cho dân chúng trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, ở biển nhờ lượng mưa nhiều, người ta hứng nước mưa để uống, có khi suốt năm.

Núi cũng  là nơi để cho bọn trốn quân dịch và đào binh ẩn núp. Khi bị săn đuổi, chúng chạy trốn lên núi, khó có thể đuổi bắt chúng được.

Đôi khi thăm hỏi hoàn cảnh vài gia đ́nh, người ta cũng thấy nhiều khó khăn cho những gia đ́nh nầy: Phần đông họ làm nghề biển, cần có trai tráng sức lực để chạy ghe, keo lưới. Một hôm tôi gặp một ông già, - cũng chưa quá 60 tuổi, hạng tuổi có thể xin cho con miễn dịch (khỏi đi lính) – Ông ta bảo ông sắp bán ghe. Lư do: Thằng con trai đi lính rồi, không ai coi ghe! Bán ghe th́ lấy ǵ sinh nhai? Đành chịu. Đó là chưa kể khi có con đi lính, cha mẹ phải gởi thêm tiền bạc. Lương lính đâu đủ tiêu xài. Một gia đ́nh khác: Chồng đi đánh cá gặp tai nạn, rớt xuống biển. Ba ngày sau, xác nổi lên, dân đảo vớt đem về chôn. Rồi đứa con trai đi lính. Cô con gái lớn về làm dâu nhà ông trưởng ấp Nô, trưởng ấp Bà Lụa, - ấp Bà Lụa gồm Ḥn Heo và vài ḥn đảo nhỏ chung quanh -. Nhà c̣n bà mẹ với hai đứa con trai nhỏ, lấy ǵ ăn?

Những chuyện gọi lính, bắt lính như thế thường làm cho tôi nhớ tới bài thơ Thạch Hào Lại của Đổ Phủ:

 

Van rằng: “Có ba trai
Thành Nghiệp đều đi thú.
Một đứa gửi thư nhắn,
Hai đứa vừa chết trận.
Đứa chết đành thôi rồi,
Đứa c̣n đâu chắc chắn !
Trong nhà không c̣n ai,

 

            Những câu thơ nầy tôi thuộc ḷng khi c̣n đi dạy, thường đọc và giải thích học tṛ nghe khi tôi giảng về “Mặt trái” trong “Chinh Phụ Ngâm”…

            Hầu như trên 90 phần trăm thanh niên ở các ḥn đảo nầy đều trốn quân dịch.

            Trên núi không có nhà. Nhà dân chúng tập trung quanh chân núi, chỗ gần biển. Đó là một khoảng đất trống đầy cát. Nếu khoảng đất nầy rộng th́ nhiều nhà tập trung, chen chúc như nhà ổ chuột. Gặp chỗ đất hẹp th́ chỉ có một hai nhà. Xem ra, nhà nằm dài theo chân núi. Đi một ṿng chân núi, là đi từ nhà nầy qua nhà khác, ngoại trừ có chỗ núi ra tận biển, không có một mảnh đất nào để có thể làm nhà được.

            Dân chúng ở đây làm nghề biển hoặc phụ với nghề biển, chẳng hạn như mấy bà và con gái th́ luộc tôm, phơi tôm, đập cho vỏ tôm nát ra, chỉ c̣n con tôm khô không vỏ, có người thu mua chở vào Rạch Giá hay lên Saigon bán. Con tôm bằng ngón tay (người ta gọi là tép) khi phơi khô, teo lại bằng mút đũa, đỏ thắm là nhờ khi luộc tôm, người ta thêm phẩm đỏ vào, nh́n đẹp mắt. Các bà nội trợ cũng như dân nhậu rất thích loại tôm nầy. Vỏ tôm thường dùng làm phân hay trộn với thực phẩm gia súc tăng cường lượng vôi (calcium).

            Phía ngoài Ḥn Heo, xa hơn chút là Ḥn Đầm.

            Một hôm tôi gọi thiếu úy Nhâm ra Ḥn Heo gặp tôi, khi tới nơi, thiếu úy Nhâm rủ tôi đi Ḥm Đầm chơi. Vui chân, tôi cùng đi với Nhâm.

            Như tôi nói ở trước, thiếu úy Nhâm là tu xuất, mới từ học viện Cảnh Sát xuất thân, tuy ham vui nhưng tính t́nh chân thật, vui vẻ. Tôi có nghe nhân viên báo cáo cho biết, ông Huỳnh Luân muốn chọn thiếu úy Nhâm làm nghĩa tế. Hỏi Nhâm, anh ta chỉ cười. Tôi nói đùa:

            - “Ông có đạo, con nhỏ người lương, lỡ lấy nhau không được, con nhỏ nhảy xuống biển, đố ai cứu được. Tội của ông nặng lắm, biết không?”

            Nhâm cười, giải thích:

            - “Bây giờ đời mới rồi đại ca, đạo ai nấy giữ.”

            - “Mấy cha có chịu không?” Tôi hỏi.

            - “Chịu hay không là việc của mấy ông cha. Khi đám cưới có làm lễ ở nhà thờ cho phải phép, xong rồi th́ thôi. Đi lễ là việc của em, cô ấy đi hay không th́ tùy cô ấy.”

            Tôi cười:

            - “Anh nầy ghê thiệt, vậy là bàn kỹ với nhau rồi mà tôi không biết ǵ hết.”

            - “Ba má em cũng không biết, huống ǵ đại ca. Cứ như việc xong rồi, ông bà không chịu cũng phải chịu.” Thiếu úy Nhâm giải thích.

            Tôi nói:

            - “Ông tu tới thầy mấy rồi mà nói thế. Đúng là “Gần chùa gọi bụt bằng anh.”

           

            Huỳnh Luân là người ở đảo đă lâu, tuy học hành không bao nhiêu nhưng làm ăn giỏi, khá giả. Ḥn Đầm có nhiều băi chứa toàn thùng “phuy” là phương tiện chứa dầu cặn của Huỳnh Luân.

Thời Ngô Đ́nh Diệm, khi tới tuổi quân dịch, ông ta tŕnh diện đi lính 18 tháng cho đủ thời hạn luật định rồi xin giải ngủ. Khi chiến tranh trở nên dữ dội, chính phủ ra lệnh động viên, ông ta ứng cử hội đồng xă, vận động để làm xă trưởng. Khôn lanh như ông ta, đạt được mục tiêu nầy không khó. Làm xă trưởng để khỏi bị động viên chớ chẳng có ư đồ ǵ khác. Sau mấy nhiệm kỳ, quá tuổi động viên, ông ta về tiếp tục làm nghề biển. Ông ta có bốn chiếc ghe lớn, hai chiếc mới đóng, khá hiện đại, có hầm lạnh giữ tôm để con tôm được nguyên đầu đuôi, bán cho nhà máy tôm ở Rạch Sỏi hay chở lên Saigon được giá cao. Mỗi ghe loại mới nầy đi biển mỗi chuyến 15 ngày mới về. Nhờ đó, ông ta thu nhiều lợi. Ngoài ra, ông ta c̣n buôn dầu. Tất cả các ghe ở Ḥn Đầm và ghe các ḥn lân cận đều được ông bán chịu dầu, có tôm cá đem về bán lại cho ông, trừ tiền dầu. Đây cũng là mối lợi lớn thứ hai của ông.

            Theo tôi biết, các ghe ở biển vùng nầy đều mua dầu của Huỳnh Luân là dầu từ tàu hải quân bán ra. Tôi tránh không đụng chạm đến công việc nầy. Hôm ra Ḥn Đầm chơi, Huỳnh Luân hỏi tôi có biết trung ta Trần Văn H. cùng quê Quảng Trị với tôi hay không. Trần Văn H., - chúng tôi thường gọi là H. đen -, bạn học với tôi năm đệ nhị 1956-57 ở Quốc Học. Huỳnh Luân kể trung tá H. thường đến nhậu chơi với ông ta nhiều lần ở Ḥn Đầm. H. có nói với Huỳnh Luân sẽ ghé Kiên Lương thăm tôi, nhưng chưa kịp th́ tới 30 tháng Tư. Hôm đó, người ta kể, H. ở dưới tàu, bắc loa gọi ai là dân Quảng Trị hăy xuống tàu của ông ta để rời Việt Nam.

            Dĩ nhiên, cũng v́ biến cố 30 tháng Tư, chuyện thiếu úy Nhâm làm rể ông Huỳnh Luân không thành. Sẵn ghe, Huỳnh Luân đi Úc, c̣n thiếu úy Nhâm về Saigon trốn “học tập”. Sau khi đi tù cải tạo về, tôi gặp lại “ông thầy tu phá giới” nầy. Nhâm tuy có già và gầy, nhưng tính t́nh vẫn vui vẻ và chân chất như khi ông c̣n trẻ vậy. Và vẫn chưa vợ con ǵ cả.

            Ḥn đảo lớn nhứt và đông dân nhứt ở khu vực nầy là Ḥn Nghệ, tên chữ là ḥn Minh Hoa.

            Ḥn Nghệ có một trưởng ấp, đại diện cho chính quyền quốc gia, nhưng coi bộ ông trưởng ấp chẳng làm ǵ cả, ngoại trừ mỗi năm kư vài chục tờ lư lịch cho mấy cô gái tới 18 tuổi đi làm giấy căn cước. Con trai khỏi làm căn cước, chúng sợ đi lính, coi như bọn chúng là “công dân bất hợp pháp”. Tôi cũng chưa từng gặp ông trưởng ấp nầy bao giờ.

            Tuy nhiên, “đại diện” cho dân chúng là một người đàn ông ngoài 40 tuổi. Ông ta chẳng có một chức phận ǵ ở xă ấp cả, nhưng khi ai cần ǵ, chẳng hạn như xin giấy phép đóng ghe, hay giấy tờ ǵ đó, tôi không rơ, th́ có ông ta từ Ḥn Nghệ vào gặp ông quận trưởng, phó quận trưởng... Ngay cả những công việc của ngôi chùa ở Ḥn Nghệ, ông ta cũng thay mặt cho ông thầy chùa ở đây đi liên lạc với chính quyền. Dĩ nhiên, mỗi lần đi “công tác” như vậy, ông ta đều được đồng bào “trả tiền tàu xe”. Tiền tàu xe nầy không rẻ nên ông ta mang tiếng ăn chận khi làm những công việc nầy, thay v́ ông được người ta cám ơn. Tuy nhiên, những công việc nầy, đối với dân ở đảo, bao giờ cũng khó khăn, rắc rối, họ không thể tự làm lấy được, dù chính quyền quận hồi ấy không có “thủ tục đầu tiên” và việc xin giấy tờ không có ǵ khó khăn cả.

            Ông thầy chùa Ḥn Nghệ thuộc vào loại “Lỗ Trí Thâm đời nay” dù chùa nầy thống thuộc giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt. Thượng Sĩ Năm Hùng nói với tôi rằng ông thầy chùa nầy chẳng bao giờ ăn chay, - không biết có ăn thịt chó hay không! Mỗi ngày, ông tham gia các buổi nhậu với dân chài rất tận t́nh, rượu “ít ly” (y lít), sạch dĩa mồi trên “chiến trường” và ông thầy chùa rút lui về chùa thường có hai dân nhậu đi kèm hai bên cho ông khỏi… ngă. Về cờ bạc, ông cũng ít khi chịu thua mấy bà đánh bài “cao tay” trên đảo, thậm chí cả việc nói… tục. Có lần thượng sĩ Năm Hùng thuật lại câu ông ta nói: “Tôi tố một phát cho bà tè ra tại chỗ bây giờ!”

            Tuy nhiên, hôm mấy bà lớn ở Saigon đi trực thăng về đảo để chuẩn bị việc khai thác gỗ trên núi Ḥn Nghệ, ông ta ra đón mấy bà rất lễ phép và mời mấy bà về chùa để ông làm lễ cầu an cho mấy bà và “quư bửu quyến”. Bữa đó, thùng phước sương của ông thầy chùa “no dữ”. Mấy bà cũng khen thầy rối rít và khuyên thầy nên “chịu khó tu hành nơi xa xôi” nầy để “hoằng dương chánh pháp.”

            Đời có nhiều chuyện tiếu lâm. Đây cũng là một chuyện tiếu lâm vậy. Sau 30 tháng tư, ông thầy chùa tự xưng là “đại úy tuyên úy” nầy bỏ chùa đi mất. Ông sợ Việt Cộng bắt ông đi tù cải tạo v́ “can tội đại úy” (tuyên úy) như trong lệnh tha thường ghi. Bấy giờ chính quyền quốc gia không c̣n để bắt ông ta đi “quân dịch quân gà” nữa.

            Trưởng cuộc cảnh sát trước thiếu úy Nhâm là thiếu úy Ngô Thiện B. Mỗi khi nhắc tới ông nầy, tôi vẫn khen ông “tuổi trẻ tài cao” nhưng trái ngược  hoàn toàn với thiếu úy Phan Trí Huệ, người đă hy sinh tại xă Đức Phương vào tối 18 tháng năm 1974, khi Việt Cộng tấn công vào xă nầy, để “mừng ngày sinh nhựt bác” như tôi thuật lại trong một bài trước.

            Hai người cùng ra trường một lần và cùng về tŕnh diện nhận việc, một người ở Đức Phương, một người ở B́nh Trị. Thiếu úy B. lạnh gị khi về xă nầy nên ông ta vận động về Saigon. Việc ấy ông chẳng cho ai hay. Tới khi biết chắc sắp có sự vụ lệnh về Saigon, ông thiếu úy Ngô Thiện B. đi một ṿng quanh đảo để “thăm dân” nhưng không phải cho biết sự t́nh.

            Ông nắm vững tất cả những gia đ́nh nào có người trốn quân dịch quân gà hay đào binh. Ṿng quanh chân núi Ḥn Nghệ khoảng môt ngàn ngôi nhà, ít ra một nửa những gia đ́nh đó có người trốn lính. Ông ta tới những ngôi nhà đó, than rằng cấp trên bắt ông đi học bổ sung vài tháng th́ về (Ông không nói sắp thuyên chuyển, bất lợi!). Nay kẹt tiền đi học, ông xin giúp đỡ. Từ ngày về xă nầy tới giờ, ông ta chưa từng bắt quân dịch quân gà, để đồng bào yên ổn làm ăn. Dĩ nhiên, đồng bào thương ông, mỗi nhà gom cho ông ta vài ba ngàn làm “sở phí để đi học”. Tổng cộng, đi một ṿng quanh đảo Ḥn Nghệ, nhà nào có người trốn lính ông cũng vào thăm hỏi và than sắp phải đi học, tổng cộng ông ta có bao nhiêu tiền? Số tiền ông kiếm được, có lẽ cao hơn số tiền ông đă chạy cho cấp trên để được về Saigon. Nghe thiếu úy Kiệt kể chuyện nầy, tôi nói: “Tuổi trẻ tài cao. Những tay ăn hối lộ phải tôn thiếu uư B. làm sư phụ.” Hốt một mớ biết bao nhiêu tiền mà chẳng ai thưa gởi ǵ cả. Dân miền Nam, làm khó, đ̣i tiền sẽ bị thưa “tới tấp” như thiếu úy R., c̣n mềm mỏng “xin bà con giúp đỡ” như thiếu úy B. th́ khỏe re, tối ngủ vẫn yên giấc, không ai quấy rầy!?

            “Ông thầy tu phá giới” thế chỗ ông thiếu úy B. mà chẳng biết phát huy sáng kiến người tiền nhiệm ǵ cả. Lâu lâu, kẹt tiền, ông về Kinh 1, Cái Sắn xin cha mẹ hay nhờ ông bố vợ tương lai cho tiền đi nhậu.

            Người phát huy sáng kiến của thiếu úy B. là ông chi khu trưởng. Ông ta cho một anh trung sĩ ra Ḥn Nghệ đóng đô ở đó, với danh nghĩa là “phụ tá trưởng ấp đặc trách an ninh”. Mỗi người trốn lính phải đóng hụi chết cho nhân vật “đặc trách” nầy. Đóng cho ông “đặc trách”, không đóng cho ông lớn hơn, ông chi khu trưởng có mang tiếng ǵ đâu! Trong một buổi họp tại văn pḥng tôi, tôi nói với mấy ông sĩ quan, khi nghe báo cáo chuyện nầy: “Mấy ông đừng hậm hực. Họ làm ǵ kệ họ. Tranh ăn là sinh chuyện, mà hễ sinh chuyện th́ “Trai c̣ tranh nhau, ngư ông được lợi”. Chúng ta tố qua, bên kia tố lại, bọn thanh tra no nê. Đừng dại như thế. Vă lại, như mấy ông biết đấy, sở dĩ tôi nói câu nầy không phải v́ ông chi khu trưởng đă từng đe dọa cho thám báo chi khu giả dạng Việt Cộng để bắn tôi v́ tôi chống lại ư ông về việc đặt trạm thâu tiền măi lộ xe đ̣.”

 

            Quả thật Ḥn Nghệ là thiên đường của đào binh, trốn quân dịch. Ông Tư Sậm, chủ ghe, nhà ở cuối kinh Vàm Rầy (xă Đức Phương), sau vụ con trai ông bị thưa tội hiếp dâm như tôi đă kể, bấy giờ con ông cũng đă lớn tuổi, lớn xác, không dùng giấy khai sinh nhỏ tuổi được nữa; ông thiếu úy R., người “bảo trợ” cho con trai ông cũng đă bị thuyển chuyển; ông bèn dọn nhà ra Ḥn Nghệ, con ông khỏi đi lính.

            Sau vụ Việt Cộng tấn công xă Tín Đạo, vợ con thiếu úy Đước chết cả, Danh Điểm, cảnh sát của thiếu úy Đước, sợ chết, cũng đào ngủ ra ở Ḥn Nghệ cho được an toàn tính mạng.

            Tàu hải quân thường tuần tiểu vùng nầy, lính tuần cũng thường lên đảo nhậu chơi với bọn nầy. Để “giúp đỡ” nhau, mỗi khi tàu hải quân thấy ghe cảnh sát ra đảo, thường rú c̣i, báo động cho bọn trốn quân dịch, đào binh biết để chạy trốn.

 

            Việc giáo dục ở vùng nầy và đảo là điều đáng buồn cho tương lai trẻ con ở đây.

Khi mới về nhận việc ở đây, một hôm, xă Tín Đạo giải giao một thằng bé tên là Danh Sơn, mười ba tuổi, can tội “làm giao liên cho Việt Cộng”. Xem qua lời khai, tôi thấy ghi ở mục tŕnh độ học vấn: Dốt. Tôi hơi ngỡ ngàng. Hồi c̣n đi dạy ở ngoài Huế, mấy “con ở” nhà tôi, đứa nào cũng dốt. Nhưng chúng nó là con gái. Đây là môt đứa con trai. Tổ chức giáo dục ở nước ta như thế nào mà thằng bé nầy dốt? Tại sao bọn trẻ không được đi học? Thiếu trường, thiếu thầy hay thiếu ăn?

Thật ra, chúng nó thiếu cả ba thứ. Thiếu trường, thiếu thầy. Ở ấp thường chỉ có lớp 1, lớp 2. Nhưng thầy cô nào dám về dạy ở những nơi bất an ninh nầy? Hầu hết chúng thiếu ăn. Thằng bé nầy có mẹ và hai đứa em. Bố nó sợ đi lính quốc gia, bèn theo Việt Cọng làm du kích cho gần nhà, bị quân đội Việt Nam Cộng Ḥa tấn công, bắn chết. Các “đồng chí” của cha nó cho nó được đốn tràm, giang câu, đặt lợp kiếm tiền giúp mẹ nuôi em nhưng phải tiếp tế cho chúng, phải mua bột ngọt, thuốc rê, càphê đem vào cho chúng. V́ vậy, thằng bé 13 tuổi bị bắt v́ can tội “làm giao liên cho Việt Cộng.” Trên thế giới ngày nay - ngày nay là khoảng thời gian đó – có nơi nào bọn trẻ bất hạnh như vậy không?

 

            Ở đảo Ḥn Heo có một lớp học, nhưng không có thầy giáo. Người ở đất liền không chịu ra dạy ở đảo, không ai muốn sống trong cảnh xa nhà, buồn tẻ. Người ở đảo không ai có đủ tŕnh độ để dạy trẻ con lớp 1, lớp 2. Chỉ lớp 1, lớp 2 đó thôi cũng không có thầy. V́ vậy, tiền viện trợ Mỹ bỏ ra để xây một lớp học, vách gạch, lợp tôn ở Ḥn Heo trở thành nơi chứa tôm, cá phơi khô, làm chỗ “tạm trú” khi trời mưa bất chợt.

            Ở Ḥn Nghệ cũng có hai lớp học, cũng xây dựng bằng ngân sách viện trợ Mỹ, cho học tṛ lớp một lớp hai. Hai giáo viên ở đây, ban đầu lănh lương từ cố vấn Mỹ, về sau, khi người Mỹ rút bớt về nước th́ họ nhận lương ở ty tiểu học Kiên Giang. Tuy nhiên, tiền đó cũng là tiền viện trợ Mỹ, nhờ ty tiểu học trả giúp chứ không thuộc ngân sách quốc gia. Có điều buồn cười. Mới đây, một trong hai thầy giáo cùng gia đ́nh được định cư ở Mỹ với danh nghĩa “Nhân viên sở Mỹ trên 3 năm.” Có phải đó là một sự đền bù cho một ông thầy giáo hơn ba năm sống cuộc đời cô quạnh ở đảo v́ “tương lai con em chúng ta”?

            Một hôm, tôi tổ chức một cuộc “du lịch Ḥn Heo” có ông bà phó giám đốc, mấy cặp vợ chồng các ông chánh sở nhà máy ximăng Hà Tiên cùng vợ chồng tôi. Biết chúng tôi đi chơi, đám thanh niên trốn quân dịch ở đây coi như “không có việc ǵ xảy ra”. Tôi đến xem hai người đang ngồi lắp ráp một cái máy tàu cũ. Họ tháo banh cái máy ra, thay thế bộ phận cũ, rồi ráp lại. Hỏi học sửa máy ở đâu, tôi mới biết chẳng học ở đâu cả. Bọn họ dạy lẫn nhau. Chỉ cần một người vào học thợ máy ở Rạch Giá, là “nghề nghiệp” lan tràn cho nhau khá nhanh. Tôi cùng vài ông kỹ sư đứng xem, kể cả vài ông kỹ sư cơ khí. Họ cũng nh́n nhận rằng thanh niên Việt Nam thông minh thật. Nếu học hành tới nơi tới chốn, họ sẽ giỏi hơn nhiều.

            Tôi nói hoc hành tới nơi tới chốn v́ phần đông họ chỉ biết đọc biết viết. Họ không thể học cao hơn lớp 1, lớp 2. Có trường ốc nào đâu! Vă lại, dân chúng thấy sự học không cần thiết. Biết vài ba chữ, đọc viết tàm tạm, cần nhứt là thanh niên có sức khỏe, chạy ghe, kéo lưới. Có đứa bé nào kéo lưới từ lúc năm, mười tuổi mà sống lưng không bị vẹo. Đó là lư do để ăn welfare ở Mỹ.

            Nhờ sinh sống ở vùng bờ biển như Vàm Rầy, Rạch Đùng, Ba Ḥn, hoặc ở ngay ngoài đảo như Ḥn Heo, Ḥn Ngang, Ḥn Đầm… trong vịnh Thái Lan, họ được móc nối tổ chức vượt biên, đưa người vượt biên và rồi họ cũng… vượt biên. Phần đông, họ tụ tập về đây, thành phố tôi đang ở, là v́ có linh mục Lương Công Đại, trước từng làm cha xứ họ đạo Rạch Đùng, họ đạo Kiên Lương. Cha Đại rời Việt Nam trưa ngày 30 tháng Tư. Sau đó, cha gởi thư về Việt Nam, nhắn khéo với đồng bào họ đạo cũ, nếu vượt biên, hăy về thành phố nầy, có cha giúp đỡ. Vậy rồi họ về đây, kẻ đi trước kéo người đi sau, tạo thành một cộng đồng người cũ trên vùng đất mới và… “Họ bỏ cha rồi!” như có lần cha than với tôi, như tôi có kẻ trong một bài trước.

 

            Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố. Thôn quê, đối với tuổi thơ của tôi, là đẹp đẽ và hấp dẫn qua những trang sách trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư mà anh chị tôi đă học hồi tiền chiến: Đó là tiếng chim sơn ca, đó là “Ai bảo chăn trâu là khổ, Chăn trâu sướng lắm chứ. Tay cầm cành tre như ngọn roi…” hoặc lũy tre làng xanh ngắt ở cuối cánh đồng, là “Ngoài kia, qua một lớp vườn hoang là cánh đồng bao la. Buổi chiều, trẻ con thả diều, người lớn thong thả dạo mát. Cuộc đời êm đềm và không một chút đổi thay như trong tranh vẽ” của Tô Hoài trong “Xóm Giếng Ngày Xưa”.

            Lúc mười tuổi, tôi theo gia đ́nh chạy giặc hai năm, ở miền núi Trường Sơn hơn một năm, ở nhà quê chưa tới một năm. Thành ra, cái thú nhà quê như đi bắt dế, ăn trộm mía, lội sông kéo dài chưa hết một mùa hè. Với lại, với trí óc trẻ thơ của một đứa bé mười tuổi, tôi chưa có nhận xét ǵ nhiều về một khung cảnh thanh b́nh nơi cỏ nội hoa đồng.

            Khi đi học, ở thị xă Quảng Trị hay ở Huế, tôi chỉ biết cảnh thôn quê qua “Nhà Nghèo”, “Quê Người”, “Xóm Giếng Ngày Xưa” của Tô Hoài, “Nhà Quê” của Ngọc Giao; “Sợ Sống” của Lê Văn Trương, hoặc phải học và làm bài nghị luận về “Con Đường Sáng” của Hoàng Đạo, “Lạnh Lùng” của Nhất Linh; “Hồn Bướm Mơ Tiên” của Khái Hưng, “Hai Buổi Chiều Vàng”  của Khái Hưng và  Nhất Linh, “Nhà Mẹ Lê” của Thạch Lam…Đối với thôn quê miền Nam, dĩ nhiên tôi đă đọc “Ngọn Cỏ Gió Đùa”, “Cha Con Nghĩa Nặng”, … của Hồ Biểu Chánh, và “Đồng Quê” của Phi Vân và những tác phẩm làm cho nhiều người say mê của Sơn Nam như “Hương Rừng Cà Mâu”, “T́m Hiểu Đất Hậu Giang”.

Cảnh thôn quê Việt Nam trong văn chương nhiều khi rất tuyệt vời, làm cho người đọc thích thú và xúc cảm không ít, và cũng làm cho đứa bé quá tuổi dậy th́ như tôi hết sức mơ mộng, và cũng đă có lần chảy nước mắt v́ cái chết của cô Thơm trong “Sợ Sống” hay đứa con gái nhỏ đi bắt ếch bị rắn cắn chết như trong “Nhà Nghèo”.

Biết bao nhiêu tác phẩm viết về đồng quê với bao cảnh tươi vui hạnh phúc, và cũng không ít cảnh đói nghèo chết chóc rất đáng thương tâm của đồng quê Việt Nam.

Như đọc giả thấy, tôi say mê tác phẩm của Sơn Nam đến nỗi tôi đặt tên cho tác phẩm nầy của tôi là “Hương Tràm Trà Tiên”. Ai bảo “Huơng Rừng Cà Mau” không có “bà con” với “Hương Tràm Trà Tiên”. Một tác phẩm nói về cuộc “mở đất Nam Tiến” của ông cha ta ở mấy trăm năm trước và một tác phẩm nói về “giữ đất Nam Tiến” của dân tộc ta thời hiện đại.

            Có những điều trong thời “Hương Rừng Cà Mâu” hay “T́m Hiểu Đất Hậu Giang” ngày nay không c̣n nữa, như câu chuyện về săn cá sấu, “Mùa Len Trâu”, “Hát Bội Giữa Rừng”, “T́nh Nghĩa Giáo Khoa Thư”. Dân nhậu gần như đă triệt tiêu loài cá sấu, và như tôi kể trong truyện nầy, dân nhậu bây giờ khoái thịt rắn, cháo rắn. Hết rắn tới rùa, tới kỳ đà, tới cần đước…đang trên đà “diệt vong” v́ các tay “sáng xị, trưa xị, chiều xị”. Xị là chai xá xị của hăng BGI ở Saigon. Người nhà quê dùng chai xa xị để đựng rượu trắng. Nhiều th́ mua một lít rượu, mua một “ít ly” là “y lít’. Ít th́ sai đứa nhỏ ra quán mua một “xị rượu” đủ để lai rai một buổi chiều, sau khi “đi làm đồng” (Ra đồng làm ruộng) về.

            Nhân nói chuyện rượu, tôi “bàn” một chút về việc uống rượu của dân Nam Bộ.

            Đọc thơ cổ, người ta thấy cụ trạng Tŕnh (Nguyễn Bỉnh Khiêm) viết: “Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp.” Ai viết lộn chữ nhắp thành chữ “nốc’ là sai ghê gớm lắm! Nốc rượu chỉ dành cho những bợm rượu như Phạm Thái, người t́nh của Trương Quỳnh Như, hay Nguyễn Sinh Huy, bố đẻ Hồ Chí Minh, can tội “Say rượu đánh chét dân”.

            Dân Nam Bộ không nhắp rượu, không nốc rượu mà “dô”, “dô”…Lần thứ hai vô Saigon, ăn đám cưới Hùng Móm, ở nhà hàng Động Phát, bên phía nhà gái là dân Nam Bộ chính cống, và dĩ nhiên cũng dọn một bàn riêng cho đám lóc nhóc. Thấy bọn nhóc cười nói vui vẻ, cầm ly la to “dô”, “dô” tôi không hiểu bọn chúng nói cái ǵ. Hỏi ra, mới hay chúng la to “vô”, “vô” là uống vô. Tiếng miền Nam “V” thanh “D”, giống như lăo kư giả thể thao Huyền Vũ la to trên đài phát thanh hai tiếng “Diệt Dị”. Người miền Trung mà nghe “Diêt Dị” đố ai hiểu là cái ǵ! Suy ra th́ hai tiếng đó là “Vượt (Việt) khỏi Vị (Dị) trí qui định trong luật đá bóng, tiếng Pháp là “hors-jeux” hay “off-side” trong tiếng Anh. Sau 1975, tù cải tạo về đi xem đá banh, ngồi ở khán đài B sân Cộng Ḥa, gần mấy ông cán bộ răng hô mă tấu, nghe họ la “Liệt vị”, tôi lại càng thấy họ “dốt vô cùng tận” chớ không phải “giỏi vô cùng tận” như họ khoe khoang.

            Khi cha ông chúng ta vô khai khẩn Miền Tây Nam Bộ, là vùng đồng lầy hoang vu, trên trời dưới nước, vùng đất khô không nhiều để dựng nhà lập vườn, cuộc sống nắng mưa dễ sinh cảm sốt, bệnh tật nên rượu là một phương thuốc trị bệnh thần kỳ. Rượu làm tăng cường sinh lực, lưu thông máu huyết, xua đuổi bệnh tật và cả đánh đuổi… tà ma. Vậy th́: nên làm một ly trước khi ra đồng, và một ly trước khi phủi cẳng lên giường nằm ngủ. Phương thức trị bệnh của cha ông dần dà trở thành cái thói nhậu dô dô của con cháu đời nay. Đó là một diễn biến rất “lô gíc” theo duy vật biện chứng vậy.

            Việc nhậu “lai rai ba sợi” không riêng ǵ trong dân chúng, trong binh lính, cảnh sát, cán bộ. Nó là một phương cách thể hiện sự b́nh đẵng, ḥa hợp, vui vẻ giữa mọi người với nhau, không phân biệt dân quân cán chính hay dân ngu cu đen. Và không ít người trở nên hào phóng sau khi rót vào mồm vài ba chai 33. Ông trung tá Trần Lư, H. khi nhậu với lính th́ “để tao cởi áo, nhậu là không có lon lá ǵ cả.” Ông chủ ruộng mở túi áo trên rút vài ngàn đưa cho gia chủ đi mua thêm “mồi”, hay vui vẻ hứa với “ông chính quyền” rằng “Khi nào thanh tra về, ông không có tiền đăi khách, cho lính ra gặp tui.” V́ ham “vui vẻ” nên không ít lính tráng đ̣i chủ rượu mỗi chiều phải mở tiệc rượu khiến đưa tới vụ Vơ Văn Minh tự Út Giàu ở xă Tân Hội phải đi tù như tôi đă kể.

            Việt Cộng nhậu cũng không kém ǵ… Quốc Gia. Có đứa cũng v́ nhậu mà tiêu hết tiền quĩ của xă phe Quốc Gia, sợ bị tù bèn trốn vô rừng theo Việt Cộng như Bảy Móc, sau làm bí thư xă Đức Phương, như cựu trưởng ấp Ngă Ba Nguyễn Văn Thôn tự Tiếu (Hai Tiếu) sau là bí thư xă B́nh An, ra tiếp thu quận Kiên Lương hồi 30 tháng Tư, 1975.

            Không ít người làm giao liên Việt Cộng khi bị bắt có mang theo vài lít rượu vô rừng, hay ông chủ ḷ rượu ở Vàm Rầy, chở rượu lên Châu Đốc qua ngă Giang Thành “cúng cho thầy chú” vài can rượu khi qua đồn Trà Phô cũ, nay Việt Cộng đóng chốt ở đó.

            Bên cạnh những câu chuyện mới của “Hương Rừng Cà Mâu” thời giặc giă, như thu thuế, phục kích, đắp mô, gài ḿn, ám sát, cấm “Đốn tràm khô đâm mồ chiến sĩ, đốn tràm xanh rước mỹ về nhà”…  th́ cảnh cũ vẫn c̣n đấy như “Mùa Trăn Hội”, “Mùa Cá Đồng”, làm muối hay “trồng dưa hấu một mùa, đủ tiền vui chơi cờ bạc một năm.”

            Một hôm, tôi về Vàm Rầy, thấy “phông” màn giăng một đầu nhà lồng chợ, hỏi ra mới biết có gánh cải lương Hồ Quảng mới đậu ghe lại đây. Gánh cải lương di chuyển bằng một vài ghe nhỏ, không bằng xe hơi như các gánh cải lương Saigon.

            Thấy gánh hát lèo tèo, có vẻ nghèo nàn, tôi hỏi thiếu úy Ra: “Nầy, khách xem hát có đông không? Hát ở xă có khá không?” Thay v́ trả lời tôi câu đó, thiếu úy Ra nói khác: “Cô đào trẻ đẹp lắm.” Hỏi ra th́ cô là vợ không biết thứ mấy của ông bầu. Ông bầu đă trên năm mươi mà cô ta chưa tới hai mươi. Một chốc, ông bầu dẫn cô gái bồng đứa bé từ dưới ghe lên ăn hủ tiếu ở bàn bên cạnh tôi và thiếu úy Ra đang ngồi. Thấy cô ta vạch vú cho con bú, tôi thấy năn vô cùng cho cô đào hạng nhứt của gánh hát. Tôi hỏi thiếu úy Ra: “Vậy mà chú mầy cho là đẹp, đen không thua con Miên.” Ra cười trả lời: “Hôm qua khi hát, cổ đánh phấn, có thấy đen đâu!”

Hết rồi, thời kỳ “Hát Bội Giữa Rừng” của Sơn Nam. Bây giờ chỉ có “lựu đạn nổ nửa chừng” như mới xảy ra, cách bữa đó không lâu, khi Thành Được, Út Bạch Lan về hát ở đ́nh Tân Hiệp, Cái Sắn.

Trong thời gian nầy, tôi lại về Vàm Rầy, v́ đây là nơi Việt Cộng hoạt động mạnh nhứt v́ nhiều lư do: Trên kinh Kháng Chiến, đường giây di chuyển 1-C của Việt Cộng. Bên kia kinh Kháng Chiến là quận Tri Tôn của tỉnh Châu Đốc, Việt Cộng cũng hoạt động mạnh. Và là vùng ruộng cũ rất lớn của ông Chủ Ry, ông Thầy Ban, nay đang được nông dân các tỉnh khác về, dân Long Xuyên, Cái Sắn, Xóm Mới Saigon về vỡ đất làm ruộng trở lại, là món lợi lớn cho Việt Cộng thu thuế.

Rồi một hôm, tôi gặp một ông nhà thầu đến đào giếng ở đây, lấy nước ngọt cho nông dân theo một hợp đồng với ty Thủy Nông tỉnh Kiên Giang. Ṭ ṃ, tôi hỏi chuyện ông nhà thầu.

Té ra, nhiều cái hay lắm!

Ông ta từ Saigon về đào giếng ở đây, loại giếng đóng. Dĩ nhiên, loại giếng đóng ít mất công hơn loại giếng xây, có thể lấy nước tưới ruộng rất tốt. Xài một thời gian, khi cạn nguồn nước ngầm, đóng giếng khác. Loại giếng đóng không phụ thuộc vào mùa nước nổi. Nước nổi là nước sông Hậu đổ về mỗi khi tuyết tan đầu nguồn ở Hy Mă Lạp Sơn, thường có nhiều phèn, không uống được v́ nước nầy thường làm hư răng. Thợ trồng răng miền Tây thu lợi nhiều tiền là v́ dân chúng uống nhiều nước phèn.

Hỏi ông nhà thầu về việc đào kinh lấy nước như ở dinh điền Cái Sắn, ông ta cho rằng làm như thế là thất bại.

Vùng Cái Sắn, cần đất cho dân định cư, nên cần đào kinh để lấy đất đắp vườn, làm nền nhà. Phần đất c̣n lại, chia cho nông dân làm ruộng, mỗi gia đ́nh ba mẫu. Việc làm nhà và làm ruộng, nhu cầu ngang nhau. Tuy nhiên, việc đào nhiều kinh ngang dọc, làm cho việc di chuyển máy cày từ vùng kinh nầy qua vùng kinh khác rất trở ngại. Người ta phải đóng những cái “trẹt” - một loại phà nhỏ, vừa chỗ cho một chiếc máy cầy - để đưa máy cày qua kinh.

Ở những khu vực nông nghiệp lớn, như một nông trường như ở Mỹ chẳng hạn, việc đào kinh ngang dọc như vậy làm trở ngại cho các xe cơ giới máy cày, cấy, gặt đập. Người ta chia nông trường ra làm nhiều lô, mỗi đội nông nghiệp, phụ trách một hay nhiều lô, lo việc cày cấy gặt đập vô bao và chuyên chở về kho. Nhờ đó, lực lượng nông nghiệp ở Mỹ chỉ chiếm 5 phần trăm dân số, vậy mà số lương thực sản xuất vẫn đủ nuôi dân và xuất khẩu. Nếu chia ruộng thành nhiều kinh, công việc của các đội nông nghiệp trở ngại rất nhiều.

Không đào kinh, việc lấy nước tưới ruộng nhờ vào những giếng đóng. Giếng không chiếm nhiều diện tích trồng trọt, lại không gây cản trở cho xe cơ giới hoạt động, nước giếng không có phèn mà lại rửa phèn cho ruộng khá nhanh..

Tôi từng đọc tờ báo Thế Giới Tự Do của pḥng Thông Tin Hoa Kỳ, từng học lịch sử và địa lư nước Mỹ, từng xem nhiều phim và tranh ảnh về sinh hoạt nông nghiệp Mỹ, từng học đạo luật 480, đạo luật căn bản cho cuộc Cách Mạng Xanh của Mỹ, vậy mà tôi vẫn thích thú ngồi nghe chuyện ông nhà thầu giếng đóng, mà các giáo sư dạy địa lư nước Mỹ cho tôi, chưa ai giải thích rơ bằng ông ta, trong khi tôi không rơ sức học của ông ta tới đâu..

Độc giả thấy không! Trăm hay không bằng tay quen, và hôm đó, tôi học được điều ông cha gọi là “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.”

Về sau, khi đi “tù cải tạo” về, thấy việc đào kinh các công ty, xí nghiệp thủy lợi của Việt Cộng, thấy khung cảnh các khu  kinh tế mới Lê Minh Xuân, Phạm Văn Cội kinh đào chia ngang xẻ dọc, tôi thường nhớ tới ông nhà thầu đóng giếng ngày trước. Dĩ nhiên, tôi thấy Việt Cộng làm nông nghiệp sai rồi, làm sao tôi không khỏi buồn khi thấy ruộng đồng bị chia xẻ thành nhiều mảnh bằng những kinh thủy lợi.

 

Khi nhận sứ vụ lệnh về miền quê, tôi không khỏi lo. Dĩ nhiên, ở thành phố an ninh hơn, tối có đèn điện khỏi dùng đèn dầu, mưa nắng có xe, khỏi lội bùn, khỏi phải sống những nơi dân địa phương gọi xứ họ là “nắng bụi mưa bùn”.

Ở thành phố, khó có khi bất thần gặp một tên Việt Cộng, khỏi bị phục kích, đặt ḿn, khỏi tao ngộ chiến, hoặc nói như Trịnh Công Sơn, “đêm đêm đại bác vọng về…” Ở đây, không có đại bác “vọng về”.  Các khẩu đội đại bác đặt cách nhà tôi ở không bao xa, đạn pháo kích của địch có khi nổ ở sân trước, sân sau và biết đâu, một hôm, nổ ngay trên ngôi nhà tôi đang ở. Cái sống, cái chết đan chéo nhau, không phải từng ngày mà từng giờ từng phút…

Hết rồi, tiếng chim sơn ca. Tôi không thấy nó, không nghe nó hát ở đâu cả.

Bây giờ chỉ là tiếng chim mỏ nhác, mỗi đêm nếu nghe nó bay và kêu quàng quạc ở trên không, có nghĩa rằng có thể Việt Cộng đang di chuyển đâu đó. Loài chim nầy, ḿnh giống như loại c̣, lông đỏ, chân dài, không ngủ trên cây mà ngủ duới đất, chổng cẳng lên trời. Một đám năm bảy con sống với nhau. Hễ thấy động mạnh, tiếng người đi hay trâu heo chạy qua, chủng hoảng hốt phóng ngay lên trời, vừa bay vừa kêu. Ở các đồn bót, người ta t́m cách làm sao cho loài chim nầy làm tổ ngoài ṿng rào. Việt Cộng ṃ tới, chim thấy động bay lên kêu to, cũng là báo động cho lính tráng đề pḥng.

Cũng không c̣n “Ai bảo chăn trâu là khổ…”, “Mùa Len Trâu” với đàn trâu ông Chủ Ry hai trăm con cũng không c̣n nữa. Bây giờ là máy cày. Sinh sống ở Vàm Rầy, đêm đêm nguời ta có thể thấy ánh đèn xe, nghe tiếng xe máy cày, cày ́ xèo trong ruộng cũ của ông Chủ Ri, ông Thầy ban. Không ai thấy con trâu nào cả. Trâu nào đủ sức cày trên cánh đồng rộng cả trăm, cả ngàn mẫu ruộng ở đây!

Nông thôn nước ta thay đổi rất nhiều, nhưng cảnh “Nhà Mẹ Lê” th́ ngày xưa đă thế mà giờ đây cũng thế. Không chừng bây giờ nhiều gia đ́nh “Nhà Mẹ Lê” hơn ngày xưa. Đàn ông đi lính hết, con trai đi lính hết, không Quốc Gia th́ cũng theo Việt Cộng, c̣n thanh niên nào ở nhà để cày ruộng, gánh lúa, đập lúa vui như ngày hội. Làm ǵ c̣n “Gạo Trắng Trăng Thanh”. Thay v́ giả gạo th́ người ta bỏ lúa lên ghe chở tới nhà máy chà để lấy gạo về. Làm ǵ c̣n cái cảnh Lam Phương ca hát: “Ḥ là ḥ lơ hó lơ ḥ lơ
Nầy anh em ơi! Giă cho thật đều, giă cho thật nhanh. Giă cho khéo kẻo trăng phai rồi, khoan ḥ khoan tiếng chày khua vang măi trong đêm dài.”

Hết rồi, “Quê hương là chùm khế ngọt”, làm ǵ có cảnh thanh b́nh để “Mẹ về nón lá nghiêng che”, không c̣n con đường nào “có bướm vàng bay”, cũng không c̣n “hoa cau nở trắng đầu hè”.

Đi suốt con đường dài gần một trăm  ki-lô-mét từ Rạch Giá tới Hà Tiên, khó ai t́m được những ngọn cau c̣n chút nắng chiều vướng trên ngọn cao như trong bài “Hoàng Hôn” của Xuân Diệu. Hai bên đường, không mấy khi t́m thấy ngôi nhà ngói, nhà tôn với khói lam chiều lẩn quất không chịu bay xa, mà chỉ liên tiếp nhau những mái tranh nhỏ bé, rách nát, thủng dột, những đứa bé rách rưới, bụng ỏng, sườn lưng ḷi cả xương sống v́ thiếu ăn, thiếu mặc. Đâu đâu cũng chỉ là cảnh t́nh trong bài tập đọc của tôi khi tôi c̣n bé “Đoàn Thôn là một phố chợ tồi tàn…”. Những điều Duy mong muốn trong “Con Đường Sáng” kéo dài đă hàng chục năm nay, đâu có thấy ǵ đâu!? Những điều ông Ngô Đ́nh Nhu vẽ vời trong “Quốc Sách Ấp Chiến Lược” như phát triển và kết hợp giữa các ngành y tế, giáo dục, văn hóa, v.v… nay lại là Xóm Đạo của ông chủ chùa Phạm B́nh An, đệ tử ông thầy thuốc Bắc ở phủ Cây Tùng.

Chiến tranh thật độc ác! Nó có thể làm cho mạng sống của tôi, chốc nữa sẽ không con nữa, nếu chiếc xe Jeep của tôi cán phải ḿn, hay một tên Việt Cộng nào đó bên kia kinh bắn sẻ sang… Cái chết đó, đâu chỉ có ḿnh tôi là nạn nhân, mà tất cả những người dân sống ở đây, không chừa một ai, dù đó là một người lính đang cầm súng chiến đấu hay một người đàn bà vô tội, chỉ lo kiếm gạo nuôi con, không tham gia bên phía nầy hay bên khác.

Cảnh nhà quê nghèo khổ, đói khát, lam lũ, vất vả mà chẳng có một thú vui, một thú giải trí nào cả. Có chăng, th́ chỉ là một gánh hát cũng nghèo nàn, màn phông rách nát như gánh hát ghé lại Vàm Rầy, khán giả chỉ vừa thấy đào kép đă ngán ngẩm rồi, hoặc ở Xóm Chài Vàm Rầy có năm bảy nhà có TV chạy bằng b́nh điện, để mấy đứa con gái ham coi cải lương tối thứ bảy đi coi về khuya, như con Sáu Lánh, trên đường khuya khoắt bị con quỉ râu xanh già đời chưa trót thế, hay con trai Tư Sậm đè ra hiếp dâm một cách tàn bạo.

Có môt dịp về Saigon, vào rạp Mini Rex xem phim “La fille de Ryan”, tôi bỗng thấy thương con tôi một cách xót xa. Chuyện phim kể một cô nữ sinh thôn quê khá xinh đẹp. Cô nữ sinh ao ước muốn được lên Dublin, thủ đô Ái Nhĩ Nhan, để được đi xem Opéra, để được nghe ḥa tấu nhạc Beethoven, Mozart, … Nỗi khao khát đó đă thúc đẩy cô kết hôn với thầy giáo của ḿnh, một người thường giảng cho cô về văn minh thành thị. Nhưng cô ta thất vọng, v́ dù ông ta có biết thêm ǵ về thành thị hơn cô ta th́ chồng cô vẫn chỉ là một ông giáo làng. Niềm thất vọng đó đưa đầy cô đi xa hơn trên con đường lầm lạc: ngoại t́nh với một viên thiếu tá của quân đội Anh Hoàng đang cai trị Ái Nhĩ Lan. Kết quả, cô ta bị dân làng trừng trị bằng cách cạo trọc đầu v́ tội phản bội tổ quốc và xâm phạm thuần phong mỹ tục. Không c̣n ở với dân lang được nữa, vợ chồng cô đành bỏ làng ra đi. Trong làng, chỉ có một người thông cảm cho t́nh cảnh cô gái, tới giờ phút cuối cùng. Y tiển chân cô lên tận xe để ra đi. Người đó, lại là một kẻ bị bệnh câm bẩm sinh.

Xem phim rồi, tôi không dứt khỏi suy nghĩ và thương các con tôi. Chúng nó sinh ra và lớn lên ở thành phố, theo cha mẹ về sống nơi nắng bụi mưa bùn nầy, nơi thị trấn nhỏ bé nhiều súng đạn mà không có một phương tiện giải trí nào.

Thế rồi, tôi nghĩ tới câu chuyện vài ba con nhỏ ở đây. Một cô nào đó, đẹp gái, cặp với một ông nhà thầu, nhà thầu Bảo, v́ ông ta nhiều tiền. Ông nhà thầu Bảo đi rồi th́ con bé trở thành một thứ đồ  chơi “uống nước trả tiền” cho viên quận trưởng. Hoặc vài ba con nhỏ bỗng nhiên trốn nhà đi theo gánh hát. Thế là xong: “Mẹ già cuốc đất trồng tiêu, Con theo hát bội mẹ liều con hư.” Có đứa bỏ nhà đi một thời gian rồi trở về, dáng vẻ  “văn minh” hơn nhưng phẩm giá thấp hơn. Có những đứa không về. Chúng đang làm ǵ ở Saigon, Cần Thơ, Cam Ranh, Phú Bài? Có lẽ, điều chắc chắn hơn, chúng đă trở thành những cô bán Bar Mỹ ở bên ngoài một căn cứ nào đó của một thứ quân đội được gọi môt cách văn vẻ là “Đồng Minh.”

Nhân một dịp lễ Noel, tôi đem các con về Saigon, đi xem lễ ở nhà thờ Đức Bà, xem ciné ở rạp Rex, tới xem sách ở Thư Viện Quốc Gia. Chúng nó lớ ngớ sợ sệt đến tội nghiệp.

Không, tôi không thể tiếp tục ở nơi nầy khi các con tôi đang lớn dần lên. Chúng cần có môi trường sống khác, qua đó, việc học hành, tài năng có điều kiện phát triển nhiều hơn.

Điều đáng buồn, tôi chưa kịp về Saigon th́ đại tướng Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng.

Chiều ngày 30 tháng Tư, tôi lên ghe cùng vợ và các con chạy ra biển. Trên chiếc ghe nhỏ, c̣n có 4 kỹ sư nhà máy ximăng Hà-Tiên, gồm cả anh Lê Hữu Phước, giám đốc, một ông cựu giám đốc về công tác, và hai ông chánh sở.

Đường ra biển, cách hạm đội 7 không xa? Chưa tới hai giờ ghe chạy, chúng tôi có thể lên tàu Mỹ. Nhưng! Ở hay đi? Bốn ông kỹ sư nhà máy không ai muốn đi! Quê hương ḿnh, ḿnh ở. Ai nỡ bỏ mà đi! Tôi nghĩ tới mẹ tôi, anh, chị và các em, các cháu, đang tập trung ở Saigon, không có con đường nào để họ có thể rời Việt Nam. Hay là, tôi ở lại vớ mẹ, anh chị em? Tôi mồ côi cha khi c̣n nhỏ, lớn lên trong cảnh nghèo khó, quây quần bên mẹ, bên anh chị. Qua bao nhiêu năm gian khổ, mẹ tôi đă làm tṛn trách nhiệm và t́nh thương của bà hiền mẫu nuôi con ăn học, nên người. Công ơn trời cao biển rộng ấy nói sao cho hết? Bây giờ, tôi làm sao bỏ mẹ, bỏ anh chị em và các cháu ở lại Việt Nam mà ra đi một ḿnh.

Đêm đó, neo ghe bên cạnh Ḥn Tre, tôi và mấy người bạn làm ở nhà máy ximăng chạy theo tôi trong cơn nguy biến, không ai ngủ được. Sáng hôm sau, tất cả chúng tôi quyết định trở lại với quê hương ḿnh để đóng tiền… đi ở tù.

Có lẽ không có một ai trong chúng tôi hối hận việc ḿnh không thể bỏ lại gia đ́nh và quê hương để ra đi. Đó là t́nh cảm thiêng liêng và cao quí. Tại sao chúng tôi lại phải hối hận, dù phải gánh chịu sự đày đọa nghiệt ngă của kẻ thù!?

 

 

Đầu mùa thu 2008

 

(1)   Ca dao có câu:

“Xứ đâu như xứ Cạnh Đền,

     Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội lền như bánh canh.”

 

Tôi nghe nói ở Cạnh Đền con gái đẹp lắm, họ là hậu duệ của các bà phi, bà chúa đời chúa Nguyễn, chạy vào Nam khi Tây Sơn khởi nghĩa. Lúc “Gia Long tẩu quốc” họ bị bỏ lại và sau nầy cũng bị bỏ quên luôn. Đẹp th́ có đẹp nhưng nh́n kỹ chân tay, phần nhiều mắc bệnh phung. Người viết nhiều về Miền Tây Nam Bộ là nhà văn Sơn Nam, tại sao ông không viết về đề tải nầy, hay đây chỉ là lời đồn, không có trong thực tế. Tôi chưa từng về Cà Mâu để có thể biết rơ hơn về câu chuyện xứ Cạnh Đền.

 

(2)   Thạch Hào Lại

(Đỗ Phủ - Khương Hữu Dụng dịch)  

Chiều ghé xóm Thạch Hào,
Quan bắt người nửa đêm.
Ông già vượt tường trốn,
Bà già ra cửa nh́n.
Viên lại quát đà dữ!
Bà già van đà khổ!
Van rằng: "Có ba trai
Thành Nghiệp đều đi thú.
Một đứa gửi thư nhắn,
Hai đứa vừa chết trận.
Đứa chết đành thôi rồi,
Đứa c̣n đâu chắc chắn !
Trong nhà không c̣n ai,
Có cháu đang bú thôi.
Mẹ cháu chưa rời cháu,
Ra vào quần tả tơi.
Tuy sức yếu già đây,
Xin theo ngài đêm nay,
Đến Hà Dương c̣n kịp,
Thổi cơm hầu buổi mai."
Đêm khuya lời đă tắt,
Dường nghe khóc ấm ức.
Sáng ra chào lên đường,
Chỉ cùng ông lăo biệt.