Tâm t́nh ngày xuân

 

 

Bích Huyền, những

 

mùa xuân “chẳng sao quên”

 

                                                                                                                    

Lê Hữu thực hiện

 

LTS: Số Xuân Phụ Nữ Diễn Đàn Kỷ Sửu hân hạnh giới thiệu cùng quư độc giả một khuôn mặt phụ nữ quen thuộc tại quận Cam, đó là nhà văn đồng thời cũng là nhà làm truyền thông Bích Huyền, qua cuộc phỏng vấn của văn hữu Lê Hữu.

    Đây là một cuộc trao đổi khá công phu, không những làm nổi bật diện mạo của một nhà truyền thông nữ năng động trong cuộc sống tị nạn của cộng đồng Việt Nam hải ngoại, mà c̣n gợi nhớ lại “những mùa xuân xưa” đầy thơ mộng của Sài G̣n ngày cũ. Đó là những kỷ niệm đẹp của một thời mà cũng là những dấu vết tài liệu hiếm hoi cần được ghi lại từ hồi ức ngày một có khuynh hướng phai đi của thế hệ di dân thứ nhất.

 

 

Lê Hữu: Đầu năm, “xin thân ái kính chào tái ngộ” chị Bích Huyền!… Phải chào hỏi cách ấy để chị biết rằng tôi cũng là một trong những thính giả trung thành với các chương tŕnh “Tâm t́nh với nhau”, “Văn học nghệ thuật, “Một thoáng hương xưa”… của chị đấy nhé.

 

Bích Huyền: (cười…) Bích Huyền cũng… “thân ái kính chào tái ngộ” anh Lê Hữu. Rất vui được biết là trong số thính giả gắn bó với các chương tŕnh ấy có cả anh nữa.

 

LH: Không riêng ǵ tôi đâu, chị Bích Huyền à. Nhiều lắm, kể ra không hết, bao nhiêu là thính giả già trẻ lớn bé ở trong nước, ngoài nước, yêu các chương tŕnh phát thanh của chị và yêu cả người phụ trách chương tŕnh. Và… cũng chính v́ thế mới có cuộc gặp gỡ đầu năm với chị Bích Huyền hôm nay.

 

Bích Huyền: Cám ơn anh, ra là vậy, nhưng mà anh không định… phỏng vấn Bích Huyền đấy chứ?

 

LH: Chắc chắn là không thưa chị. Tôi không có ư định tiếp tục công việc mà chị đă… từng làm nhiều năm trước đây. Hơn nữa, phỏng vấn th́ đâu có “nói” được ǵ nhiều, đâu có phơi trải được những tâm sự, những nỗi niềm… Ta có thể mượn tạm cái tên một trong những chương tŕnh của chị, “Tâm t́nh với nhau”, tôi thích cái tên ấy. Đối tượng th́ vẫn là thính giả và độc giả của chị, lâu nay vẫn yêu mến, vẫn ngưỡng mộ những việc làm của chị, và vẫn muốn được nghe chị tâm t́nh… ngày xuân. Chị Bích Huyền sẽ không từ chối chứ?

 

Bích Huyền: Rất hân hạnh được tṛ chuyện với anh Lê Hữu, tác giả nhiều bài biên khảo về âm nhạc rất công phu mà Bích Huyền từng được đọc qua, từng yêu thích và từng biên tập thành nhiều chương tŕnh “Câu chuyện thơ, nhạc” trên đài VOA mà không biết tác giả ở đâu để mà xin phép, đành gửi đến anh lời cám ơn… muộn màng vậy. Thưa anh, Bích Huyền rất trân trọng những t́nh cảm của quư thính giả, độc giả dành cho ḿnh nên làm sao mà có thể từ chối được những phút “tâm t́nh” như anh đề nghị. Chỉ có điều là, bắt mọi người phải nghe ḿnh nói về “cái tôi” và những chuyện b́nh thường, nhỏ bé của đời ḿnh th́ có vẻ ǵ… làm sao ấy.

 

LH: Xin chị cứ yên tâm là chắc chắn rất nhiều người muốn được nghe “những chuyện b́nh thường, nhỏ bé” ấy của chị… Nhưng mà trước hết, phải xin chị cho biết qua về những cái jobs của chị hiện nay trong lănh vực truyền thông và các lănh vực khác, gồm cả những công việc vẫn được gọi là “vác ngà voi”?

 

Bích Huyền: Trước đây một năm th́ kể là khá bận rộn v́ phải dành nhiều th́ giờ biên soạn các chương tŕnh cho bốn đài phát thanh mà Bích Huyền cộng tác:

     * Quốc tế: Đài “Tiếng Nói Hoa Kỳ” (VOA), gồm các chương tŕnh:

         - “Tin tức sinh hoạt cộng đồng”, ở quận Cam là chính, và một số thành phố ở các tiểu bang khác khi có lời mời.

         - “Phỏng vấn nhân vật”, gồm mọi đối tượng, mọi lănh vực (văn hóa, chính trị, xă hội…).

         - “Câu chuyện thơ nhạc” (đôi lúc được sự cộng tác của các “khách mời”, như các cô Minh Phượng, Hiền Vy, Quỳnh Lưu, Đan Thanh, Uyển Diễm…, các anh Nguyễn Đ́nh Toàn, Ngô Mạnh Thu, Trần Xuân Dũng, Miên Trường…).  

     * Địa phương: Đài “Radio Bolsa” và đài FM 974 ở Melbourne (Úc châu), gồm các chương tŕnh mang tính văn học nghệ thuật. Riêng Radio Bolsa có thêm chương tŕnh “Tâm t́nh với nhau”, thực hiện chung với Mai Phương (trước đây khoảng 10 năm thực hiện chung với Quỳnh Lưu), với ước mong được chia sẻ cùng thính giả những vui buồn và kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.

     * Phát về Việt Nam: Đài “Chân Trời Mới”, chương tŕnh “Một thoáng hương xưa”.

     Hiện thời, để có thể dành nhiều th́ giờ hơn với các con cháu, Bích Huyền chỉ c̣n nhận của các đài một ít chương tŕnh được thính giả yêu mến, khoảng 1/3 khối lượng công việc so với trước đây.

     Riêng với đài VOA, ngoài chương tŕnh “Câu chuyện thơ nhạc” hàng tuần, Bích Huyền chỉ nhận thực hiện các bản tin, phóng sự đặc biệt (như vụ Nguyễn Minh Triết đến quận Cam…).

     Những công việc gọi là “vác ngà voi” như anh nói, kể ra lại dài ḍng, như: Điều hành thường nhật Diễn đàn Nhóm Trưng Vương Và Thân Hữu trên “Phố Rùm” của Việt Báo Online; Thành viên trong Câu lạc bộ Hùng Sử Việt. (Sẵn đây xin được “khoe” với anh là chúng tôi đă phát hành được một Tuyển tập Thi Nhạc Vịnh Sử Việt Nam, và hiện nay đang cùng với Trung Tâm Việt Ngữ biên soạn sách về Luân Lư Đạo Đức, Ngôn Ngữ. Được biết anh Lê Hữu từng điều hành một trường Việt Ngữ trong nhiều năm, sẽ gửi sách biếu đến thư viện của trường anh khi biên soạn xong)… Xin lỗi, kể tiếp anh nhé: Cộng tác với khóa Tu Nghiệp Mùa Hè do các Trung Tâm Việt Ngữ Nam Cali tổ chức (trao đổi chút kinh nghiệm về giảng dạy có được trong thời gian làm việc trong ngành sư phạm trước 1975); Giám khảo các cuộc thi viết “Chuyện người tù cải tạo” và “Chuyện người vợ tù cải tạo”; Giảng viên Khóa Báo Chí do anh Lê Đ́nh Điểu sáng lập (sau này là anh Đỗ Ngọc Yến phụ trách)…

 

LH: Chị vẫn chưa kể hết mà… Phải thán phục chị Bích Huyền, chị giống như một diễn viên xuất sắc trong nhiều vai diễn khác nhau. Cái khó là không biết phải gọi chị bằng danh hiệu ǵ cho thật chính xác bây giờ? Nhà văn, nhà báo, nhà truyền thông, nhà hoạt động văn hóa/giáo dục/cộng đồng…?

 

Bích Huyền: Những “ngôi nhà” ấy được anh và nhiều vị trong cộng đồng thương mến mà cấp phát cho, thế nhưng Bích Huyền vừa không dám nhận lại vừa… tủi thân. Nếu anh biết rằng, số Bích Huyền là số không nhà không cửa, có nghĩa là măi đến nay, đă hơn nửa đời người, vẫn chưa có nổi một căn nhà nào thực sự của riêng ḿnh mà chỉ “ăn nhờ ở đậu” nhà của các con…

 

LH: Tội nghiệp chị Bích Huyền, thế nhưng…, ngôi nhà đẹp không chắc đă mang đến hạnh phúc cho người chủ của nó. Theo tôi th́ bất cứ “nơi ăn chốn ở” nào cho ta cảm giác êm ấm và luôn muốn t́m về th́ nơi ấy là “mái nhà” của ḿnh, phải không chị?... Bây giờ ta hăy nói về “những mùa xuân… chẳng sao quên” chị Bích Huyền nhé. Bắt đầu từ mùa xuân thứ nhất, xin chị kể cho nghe kỷ niệm nào chị c̣n giữ được về những “ngày xưa c̣n bé”?

 

“Cuốn sách đời” và những mùa xuân phai

 

Bh7.jpg

 

                                                                                                       “Huyền Xưa”,

                                                                                   tranh Mùi Quư Bồng, 1965

 

Bích Huyền: Ngày xưa…, Bích Huyền nhớ nhất là được cùng gia đ́nh đi thăm bà ngoại vào dịp Tết, gặp gỡ nô đùa cùng anh chị em, họ hàng và nhận được tiền mừng tuổi. Cũng không bao giờ quên được không khí gia đ́nh thật đầm ấm vào mỗi chiều tối khi các anh chị em quây quần bên nhau dùng bữa cơm chiều, bên người cha vô cùng nghiêm khắc, bên người mẹ hiền hậu dịu dàng. Ba Bích Huyền là giáo chức (Trưởng Ty Giáo Dục huyện Gia Lâm, Bắc Ninh) nên đồng lương cố định. Để tiết kiệm ngân quỹ, nhiều khi Mẹ phải cắt hai vạt áo dài sửa thành áo sơ-mi cho các em Bích Huyền mặc (lúc các em c̣n nhỏ cơ, lớn một chút là biết đ̣i Mẹ dẫn đi may áo).

     Gia đ́nh th́ ở Bắc Ninh, ông anh lớn và người chị kế Bích Huyền lại trọ học ở Hà Nội. Mỗi cuối tháng, Ba lên Hà Nội để lănh lương và thường cho Bích Huyền đi theo. Được anh chị dẫn đi dạo phố hàng Ngang, hàng Đào, ngẩn ngơ với những h́nh ảnh “khăn san bay lả lơi trên vai… ai” và chỉ mong ḿnh chóng lớn. Thế nhưng khi được các bạn của ông anh chở ra Bờ Hồ bằng xe đạp, được thưởng thức đĩa gỏi ḅ khô hấp dẫn (chỉ có vài lát thịt mỏng… gió có thể thổi bay nhưng vẫn cứ xuưt xoa với nước tương dấm tỏi ớt) th́ lại mong ḿnh cứ… nhỏ bé măi (cười…).

 

LH: Khúc phim ngày xửa ngày xưa của chị Bích Huyền đẹp như là chuyện cổ tích vậy. “Ngày xưa”…, hai tiếng ấy nghe sao êm đềm quá, phải không chị Bích Huyền? Chắc chắn là “khán giả” c̣n muốn được chị cho xem tiếp khúc phim về tuổi đôi tám đôi mươi, vẫn được gọi là tuổi thanh xuân, tuổi hoa bướm, tuổi mộng mơ, tuổi học tṛ…, tuổi của “những năm tháng tươi đẹp nhất của một đời người”?

 

Bích Huyền: Vâng, có lẽ ai cũng có một thời tươi đẹp nhất. Với Bích Huyền, đấy là những năm tháng của thời học sinh Trưng Vương. Tại sân cỏ cạnh nhà để xe, khi c̣n học nhờ trường Gia Long, bạn bè tụ lại đùa giỡn, chia nhau từng miếng me chua muối ớt, và bao giờ cũng là những học sinh cuối cùng rời khỏi trường. Khi có trường riêng, Trưng Vương tọa lạc trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngàn năm lá me bay… Ôi chao hạnh phúc! Những giờ tan trường sớm, rủ nhau chui qua… lỗ chó để vào Sở Thú (cười…), v́ làm ǵ có đủ tiền mà mua vé vào cửa! Nếu có th́ cũng “đóng thuế” cho chiếc xe bán đậu đỏ bánh lọt mất rồi. Giờ tan học xúm nhau ṿng trong ṿng ngoài để chờ một ly chè mát lạnh ngọt ngào. “Nhạt quá, xin chút đường. Ngọt quá xin chút đá…”, cứ thế mà chọc phá ông bán hàng…

 

Bh NT.jpg

 

“Ngày em 20 tuổi”, Bích Huyền (bên phải)

và Ngọc Túy, cô bạn đất Thần Kinh

 

     Em đă mười ba hay mười lăm

     mắt xanh, tóc biếc, má trăng rằm

     Tay nơn em mời âm thanh đến

     hay môi em hờn quên tháng năm… (Y Dịch)

 

     Rồi khi lên đệ nhị cấp, bắt đầu viết bích báo, đặc san, trao đổi với Chu Văn An. Nào văn nghệ liên trường, nào trao nhau những bài thơ, những lá thư làm quen từ “trường bạn”, nào viết cho trang Học Sinh và Phụ Nữ của nhật báo Ngôn Luận. Bích Huyền và các bạn thân bắt đầu thích màu xanh, màu hồng nhạt của giấy pelure mỏng, chép thơ, hay nắn nót từng trang nhật kư, ghép vào những bông hoa ép khô mà mỗi tên hoa là một ư nghĩa. Tất cả, là… mộng tưởng tuyệt vời!

     Bích Huyền nhớ, năm sinh nhật 18 tuổi, Mẹ cho phép mời một số bạn thân đến nhà. Bà nấu bún thang và món ốc hấp lá gừng. Anh Lê Hữu ạ, cho đến bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ măi hương vị những món ăn Mẹ hay làm…Và ngày nay tôi lại nấu những món ấy cho các con cháu ḿnh ăn.

     Có một lúc nào đó trong cuộc đời, như lúc này đây, Bích Huyền muốn được đi lại từ đầu. Cảm ơn anh Lê Hữu cho tôi sống lại những phút êm đềm của “những ngày xưa thân ái”. Một quăng thời gian đầy hoa, đầy mộng, có t́nh yêu chan chứa của gia đ́nh, có trường lớp bạn bè, có tuổi học tṛ và một thời con gái... Mỗi lần hồi tưởng, ai mà không thấy ḷng rung động, có phải như thế không anh?

    

LH: Câu thơ chị đọc nghe thật hay, “mắt xanh, tóc biếc, má trăng rằm…” Kỷ niệm “một thời áo trắng” ấy đúng là “mộng tưởng tuyệt vời” như chị nói... Chị nhắc đến nhật báo Ngôn Luận làm tôi bỗng nhớ một “Bích Huyền người mẫu” của họa sĩ Văn Hiếu trong tờ báo ấy. Măi đến nay nhiều người vẫn chưa quên được “chị Huyền” trong truyện tranh nhiều kỳ “Bé Ngôn, bé Luận” của tờ “Phụ trương Ngôn Luận học sinh-gia đ́nh”. Điều thú vị, ít ai biết được rằng “chị Huyền” trẻ đẹp, duyên dáng ở bên cạnh “bé Ngôn, bé Luận”các nhân vật tưởng tượng của họa sĩlại chính là Bích Huyền, nhân vật hoàn toàn có thật ở ngoài đời, với vóc dáng và tính cách rất giống với người trong tranh. Xin chị Bích Huyền cho biết, do sự t́nh cờ nào của “lịch sử”, chị đă “hóa thân” thành “chị Huyền” trong truyện tranh hấp dẫn ấy?

 

Bích Huyền: Câu hỏi của anh mở ra một trời “hoa bướm ngày xưa”,… và tôi lại phải dông dài về Trưng Vương của năm 1960, của những ngày vui có trường có lớp, có bạn có bè. Trong số các cô bạn thân nhất của tôi thuở ấy có Hồng Thủy. Hai đứa ngồi cạnh nhau, lại hợp tính nhau, cùng yêu văn thơ, cùng thích múa hát. Thủy và tôi thường trao đổi với nhau về những truyện ngắn, những bài thơ nhận được từ các ông bên Chu Văn An. Hai đứa không dấu nhau điều ǵ, trừ một chuyện là chuyện viết bài gửi cho “Phụ trương Ngôn Luận học sinh-gia đ́nh” (không ngờ anh Lê Hữu c̣n nhớ được cái tên ấy). Chúng tôi dấu nhau cũng chỉ v́ sợ “quê” là không được đăng mà thôi. Không ngờ là bài của hai đứa đều được “chị” Kiều Diễm Hồng–người phụ trách trang báo ấy–chọn đăng, và khi mang tờ báo vào khoe trong lớp th́ mới biết nhỏ bạn của ḿnh là Mộng Huyền, Bích Huyền. Một sự trùng hợp thú vị là hai đứa đều chọn tên… Huyền.

      Tuổi học tṛ ngày ấy rất ngây thơ, chưa từng đợi chờ mà cứ ngỡ đợi chờ, chưa từng thương nhớ mà cứ như thương nhớ. Những câu chuyện t́nh dở dang, sướt mướt mà hai đứa viết ra đều là “sản phẩm của trí tưởng tượng”, vậy mà được “chị” Kiều Diễm Hồng chọn đăng và c̣n chuyển lại cho tôi những lá thư của độc giả học sinh (có người c̣n giữ liên lạc đến tận giờ). Một ít truyện trong số ấy tôi c̣n mang theo được sang đây.

      Sau đó, Mộng Huyền và Bích Huyền thành lập “Nhóm Huyền”, kéo theo một lô “Huyền”, trong đó có Hương Huyền là… anh Nguyễn Đức Nam, hiện là Chủ nhiệm tạp chí Kỷ Nguyên ở Hoa Thịnh Đốn.

     Một hôm đi học về, tôi nhận được lá thư của “chị” Kiều Diễm Hồng. “Chị” nói ṭa soạn muốn đăng h́nh Bích Huyền vào b́a số báo Xuân Ngôn Luận. Tôi t́m những tấm ảnh thật đẹp gửi đi, nhưng “chị” nói rằng sẽ có nhà nhiếp ảnh của ṭa báo chụp, và nhắc tôi thu xếp một ngày. Thế nhưng làm sao mà tôi dám đi một ḿnh, và lại c̣n phải xin phép bố mẹ nữa chứ. Ông bố tôi rất khó tính nên tôi chẳng dám hé môi. “Chị” Kiều Diễm Hồng đành phải “thông cảm” vậy, và chị xin được giữ những tấm ảnh tôi gửi. Và kể từ đó, trên nhật báo Ngôn Luận, h́nh ảnh Bích Huyền qua nét vẽ của họa sĩ Văn Hiếu bắt đầu xuất hiện. Truyện tranh “Chị Huyền và Bé Ngôn, Bé Luận” cũng ra đời từ đó...

 

LH: Cám ơn chị đă tiết lộ “bí mật” ít người biết. Có ai ngờ được rằng “chị Huyền”, nhân vật tưởng đă đi vào… huyền thoại, nay lại bất ngờ hiện ra bằng xương bằng thịt trước mặt tôi đây như là chuyện thần tiên vậy. Tôi nhớ, “chị Huyền” trong truyện tranh ấy thật dễ thương, thật dịu dàng, có mái tóc “huyền” óng ả, có đôi mắt “huyền” đen láy, thường đóng vai “cố vấn” và “giải đáp thắc mắc” cho mấy cậu em nghịch ngợm và “hay hỏi tại sao”. Tôi cũng nhớ “chị Huyền” c̣n có một “bạn trai” là “anh Hiếu Kỳ”, khá đẹp trai và có nhiều sáng kiến “độc đáo”, dẫn đến những tṛ quậy phá của các chú bé trong truyện. Tôi cũng “hiếu kỳ” muốn biết “anh Hiếu Kỳ” là ai vậy? Chị Bích Huyền có thể nói thêm chút chút về kỷ niệm của những ngày đầu “viết văn, làm báo” ấy?

 

Bích Huyền: Vâng, anh Lê Hữu nhắc tôi mới nhớ ra. Theo sự “tiết lộ” của ông Thái Linh (trong Ban biên tập nhật báo Ngôn Luận) ở Virginia, trong lá thư tôi nhận được của ông năm 1995 (hiện tôi vẫn c̣n cất giữ), th́ ông cho biết “chị” Kiều Diễm Hồng chính là… ông, và ông cũng là “cha đẻ” của truyện tranh “Chị Huyền và Bé Ngôn, Bé Luận”, phỏng theo truyện “Tintin” trong một tờ báo Pháp ngữ. Họa sĩ Văn Hiếu “vẽ”, ông Thái Linh “viết” lời đối thoại cho các nhân vật trong truyện. Sau này c̣n có thêm “chị Mai” (là… ca sĩ Khánh Ly về sau này) và “anh Hiếu Kỳ”, một nhà báo. Cũng theo lời ông Thái Linh, “phóng viên Hồng Dương đi đâu cũng tự nhận ḿnh là ‘anh Hiếu Kỳ’ ”… Phải nói là truyện tranh đó thu hút rất nhiều cô cậu học sinh miền Nam thuở ấy.

     Sau này, khi anh chị Phạm Cao Củng-Huyền Nga chính thức phụ trách tờ “Phụ trương Ngôn Luận”, anh chị thường tổ chức những buổi họp mặt Tân Niên tại Câu lạc bộ Báo Chí ở góc đường Lê Lợi-Nguyễn Huệ, có đến hàng trăm học sinh các trường trung học ở Saigon về tham dự. Phần tôi, nhật báo Ngôn Luận, với trang Học Sinh và Phụ Nữ ấy, đă mở ra cho tôi cánh cửa bước vào “thế giới văn chương” thuở học tṛ qua các truyện ngắn đầu tay viết cho mục “Mỗi Ngày Một Truyện” của báo ấy. Tôi nhớ, tiền nhuận bút ngày ấy là 150$, đủ để may một chiếc áo dài bằng tơ nội hóa.

 

Bh KL.JPG

 

“Chị Mai” (Khánh Ly)

và “chị Huyền” (Bích Huyền), 1965

 

LH: Như vậy là “chị Huyền” đă từ truyện tranh ấy bước ra để “đi nhẹ vào đời”, làm một cô nữ sinh Trưng Vương mơ mộng, làm một giáo sư dạy Việt văn, rồi làm vợ, làm mẹ, từng có những năm sống hạnh phúc, từng trải qua bao nỗi nhục nhằn và những mất mát, chia ĺa khi mây đen phủ trùm lên đất nước, lên số phận cả một dân tộc, cho đến ngày đặt chân lên đất nước tự do này… “Cuốn sách đời” của chị Bích Huyền thật ly kỳ và hấp dẫn như một trường thiên tiểu thuyết, có đến cả mấy tập. Vừa rồi là “Tập 1”, tạm gọi là “Một Thoáng Hương Xưa”, như tên một chương tŕnh của chị. Xin chị Bích Huyền cho nghe tiếp “Tập 2”?... Chị sẽ không ngại kể về mùa xuân nào “có chàng trai trẻ đến nơi này”, và mùa xuân nào… nên vợ thành chồng?

 

Bích Huyền: Tôi gặp nhà tôi trong đám cưới của Hương Kiều Loan, người bạn Trưng Vương trong “Nhóm Huyền” thuở nào. Tuy ngồi khác bàn nhưng anh ấy để ư đến tôi và nhờ Loan giới thiệu. Rồi tôi cũng quên đi, với lại tôi vừa chia tay một cuộc t́nh, trong ḷng c̣n nguyên một vết thương. Liền sau đó là biến nạn Tết Mậu Thân, Saigon khi đó vô cùng hỗn loạn, chạy ngược chạy xuôi không biết nơi đâu là yên. Tôi gặp lại anh ấy trong bộ quân phục tác chiến khi tôi theo đoàn Thanh Niên Thiện Chí cứu trợ nạn nhân chiến cuộc. Rồi qua Hương Kiều Loan, tôi bắt đầu để ư đến những săn sóc, chiều chuộng của anh. Thế rồi chúng tôi yêu nhau và … nên vợ thành chồng, và từng có những tháng ngày rất đẹp trên Đà Lạt, nơi anh giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng trường Đại học Chiến Tranh Chính Trị .

 

Bh Dalat.JPG

 

“Lối cũ chẳng sao quên” (Đalat, 1974)

 

LH: “Lối Cũ Chẳng Sao Quên”, chắc khó mà t́m được cái tên nào thích hợp hơn để đặt cho “Tập 2” cuốn sách đời của chị Bích Huyền. Bây giờ ta chuyển sang “Tập 3” chị Bích Huyền nhé, là “tập” mà chương đầu nói về cơn băo lịch sử năm 75. Chị sẽ kể về mùa xuân nào đây? Và “Tập 3” này cũng phải có một cái tên chứ?

 

Bích Huyền: Thưa anh, làm ǵ có “mùa xuân” nào trong những năm mà… nói như anh, “mây đen đă phủ trùm lên đất nước, lên số phận cả một dân tộc”. Tuy nhiên, nếu hiểu “mùa xuân… chẳng sao quên” theo một nghĩa khác th́ chắc chắn đó phải là mùa xuân năm 75 ấy. Nhà tôi cùng Đại tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Chỉ Huy Trưởng trường Đại Học CTCT, Đại tá Đỗ Văn Sáu cùng các vị sĩ quan và sinh viên di tản khỏi Đà Lạt. Về tới được Saigon là chúng tôi phải lo t́m nơi tạm cư cho sinh viên ở đường Phan Đ́nh Phùng. Mặc dù vẫn có phương tiện để rời khỏi đất nước trong những ngày ấy nhưng chúng tôi không thể nào bỏ mặc sinh viên của ḿnh được, cuối cùng phải… ở lại vậy.

     Anh hỏi Bích Huyền sẽ đặt tên ǵ cho “Tập 3” ấy? C̣n tên ǵ khác hơn là… “Cơn Hồng Thủy” thưa anh. Cơn băo lịch sử ấy đă vùi dập phũ phàng, đă nhận ch́m và cuốn phăng đi tất cả, cuốn phăng đi biết bao nhiêu là số phận, trong đó có cả anh và Bích Huyền nữa, những cọng rơm thật nhỏ bé…

 

LH: “Tập” này có vẻ… kém vui, thôi ta chuyển sang “Tập 4” đi chị Bích Huyền nhé. Có thể mượn đỡ cái tên “Chân Trời Mới” của một đài phát thanh chị đang cộng tác để đặt cho “tập” này. Mùa xuân nào là… “chẳng sao quên” của chị Bích Huyền trên quê hương thứ hai này?

 

Bích Huyền: Mùa xuân năm 1990 thưa anh, là mùa xuân thứ nhất của Bích Huyền trên đất nước Hoa Kỳ. Khi ấy Bích Huyền đang cộng tác với nhật báo Người Việt và có viết bài phóng sự “Mùa Xuân Của HO”. Chưa bao giờ có một buổi họp mặt đông đảo và cảm động như thế ở Quận Cam. Chúng tôi, những gia đ́nh cựu tù nhân chính trị, đă có một mùa xuân thật là đẹp trên xứ sở này, khi mà nỗi ước mơ được định cư trên một đất nước tự do đă thành tựu.

 

Những chương sách mới, những giấc mộng đời

 

LH: Các chương tŕnh phát thanh của chị Bích Huyền rất được thính giả yêu thích không chỉ v́ nội dung hấp dẫn mà c̣n v́ giọng nói thật quyến rũ, giọng đọc thật diễn cảm của chị qua cách phả hơi thở đầy cảm xúc vào từng lời, từng chữ… Đặc biệt là câu chào tạm biệt “Bích Huyền xin lưu luyến chia tay” ở cuối chương tŕnh, nghe rất t́nh cảm, rất “lưu luyến” và rất… Bích Huyền. Lại c̣n lời chúc “Ngủ ngon mộng đẹp đêm nay” nữa chứ, nghe thật… chết người. Câu chào ấy và lời chúc ấy mang dấu ấn đặc biệt của Bích Huyền, không ai… làm “giả” được. Thính giả của chị mang theo giọng nói quyến rũ như “th́ thầm bên gối” ấy vào trong giấc ngủ êm đềm… Chị yêu thính giả của ḿnh và thính giả của chị cũng yêu chị. Tôi nhớ từng nghe các đồng nghiệp của chị nêu nhận xét là trước giờ chưa có ai tạo được mối “giao lưu t́nh cảm” thật gắn bó, thật gần gũi giữa thính giả và người phụ trách chương tŕnh như là chị. Chị Bích Huyền có “bí quyết” ǵ và có thể tiết lộ bí quyết ấy chăng?

 

Bích Huyền: Làm ǵ có “bí quyết” nào thưa anh (cười…). Tôi chỉ làm công việc của ḿnh bằng tất cả tấm ḷng. Có thể là nội dung các chương tŕnh ấy phù hợp với tâm tư t́nh cảm của thính giả chăng(?). Về lời chúc “Ngủ ngon mộng đẹp đêm nay, các bạn nhé” th́… v́ lẽ các chương tŕnh của Bích Huyền đều phát vào buổi tối, trước giờ… đi ngủ, nên chắc là không có lời chúc nào thích hợp và ư nghĩa hơn phải không anh? Riêng câu chào “Bích Huyền xin lưu luyến chia tay” có từ lúc nào tôi cũng… quên mất. Thường th́ ở cuối mỗi chương tŕnh chúng tôi chỉ chào tạm biệt thính giả, riêng chương tŕnh hôm ấy–đài Văn Nghệ Truyền Thanh, Quỳnh Lưu và tôi thực hiện–h́nh như c̣n vài điều chưa kịp nói hết th́ đă… hết giờ, trong lúc chúng tôi vẫn c̣n “lưu luyến”… Bỗng dưng, tôi thốt ra câu ấy, “Bích Huyền xin lưu luyến chia tay”. Khi rời đài, Quỳnh Lưu nói, “Em thích câu chào tạm biệt tối nay của cô quá!” và thế là kể từ đó tôi… dùng luôn câu chào ấy trong mọi chương tŕnh.

     Về lời chào này, tôi có một kỷ niệm với một số bạn trẻ mà tôi gặp gỡ khi đi làm phóng sự về Đại Hội Thanh Niên-Sinh Viên Việt Nam kỳ thứ 4 tại San Diego. Trong lúc tôi đang đứng cùng với Nam Dao, Phan Văn Hưng, Trúc Hồ…, các em ríu rít đến xin chụp ảnh. Khi biết tôi là Bích Huyền, em nào cũng muốn chụp chung v́ “lâu nay chỉ nghe tiếng nói mà chưa biết mặt”. Tôi cho là các em chỉ nói thế cho vui hay v́ lịch sự thế thôi, nhưng một em bỗng nói, “Em thích một câu nói của cô, ‘Bích Huyền xin lưu luyến chia tay’, câu ấy có vẻ ǵ… lả lướt lắm!” Nghe vậy tôi cảm động lắm anh Lê Hữu à, v́ biết được rằng chương tŕnh của ḿnh cũng được cả giới trẻ yêu thích.

 

LH: Xin chúc mừng chị Bích Huyền. Tôi cũng tin là các em thực sự yêu thích các chương tŕnh của chị, chứ không phải chỉ yêu thích mỗi câu “Bích Huyền xin lưu luyến chia tay”, và cũng không phải chỉ đón nghe chương tŕnh của chị để được nghe chị nói câu ấy, nghe được rồi là happy, và… tắt máy.

 

Bích Huyền: (cười…) Cho dù các em chỉ yêu câu ấy thôi th́ cũng đủ làm tôi vui rồi anh Lê Hữu à. Trước đây, khi chưa có có internet, tôi chỉ nhận được thư của thính giả ở trong nước do anh Nguyễn Văn, Trưởng Ban Việt Ngữ đài VOA chuyển. Trong số các thư ấy, có người hỏi tôi bao nhiêu tuổi, có gia đ́nh chưa(?), v́ họ tưởng tôi c̣n… trẻ lắm. Có người viết rằng “nghe  giọng nói th́ khoảng 25 đến 30 tuổi là cùng, thế nhưng về kiến thức th́ lại như người 50 tuổi trở lên”...

 

LH: Vâng, đúng là giọng Bích Huyền nghe rất “trẻ” và rất… khó đoán tuổi. Giọng nói ấy là giọng mùa xuân đấy chị Bích Huyền à. Mùa xuân th́… không có tuổi, và mỗi lần xuân đến là mỗi lần con người lại cảm thấy ḿnh trẻ ra. Chắc là chị Bích Huyền phải nhận được nhiều “phản hồi” về các chương tŕnh phát thanh của chị, nhất là những t́nh cảm quư mến của thính giả trong và ngoài nước dành cho chị. Kể chút chút cho vui, chị Bích Huyền?

 

Bích Huyền: Kỷ niệm th́ nhiều lắm, kể anh nghe th́... cả ngày chưa hết chuyện. Thính giả chia sẻ với tôi từ chén canh… hoa thiên lư đầu mùa nấu với tôm tươi, đến những CD nhạc tại địa phương , bao cốm sấy Hà Nội, gói khô cá sặt miền Tây. Và gần đây nhất, trong chuyến du ngoạn Âu châu, tôi được thính giả đón về nhà và dẫn đi khắp Paris… Hoặc chuyện ở trong nước, tôi được một người quen về thăm nhà ở Saigon kể lại: trong buổi gặp gỡ các bạn học cũ vào tối thứ Sáu, đang lúc chuyện tṛ vui vẻ, bỗng một người nói, “Mở radio đi, nghe ‘thơ nhạc, thơ nhạc Bích Huyền’”. Thế là mọi người tạm ngưng câu chuyện, chăm chú lắng nghe chương tŕnh “Câu chuyện thơ nhạc”, đến… quên cả người bạn ḿnh từ phương xa mới về. Khi hỏi về Bích Huyền và nghe người quen tôi gọi tôi là “chị Bích Huyền”, mọi người ngạc nhiên v́ cứ tưởng Bích Huyền c̣n trẻ lắm.

 

                           

 

      Bích Huyền Uyển Diễm trong pḥng thu âm                             Bích Huyền và Mai Phương, “Radio Bolsa”

                                                          

     Lại xin được kể thêm một chuyện đáng nhớ khoảng năm 1995, khi mà truyền thanh truyền h́nh chưa phổ biến rộng khắp như bây giờ. Một lần trên chuyến bay đi DC, tôi ngồi cạnh một thanh niên trẻ khoảng 20 tuổi. Trong lúc nói chuyện, biết tôi làm trong ngành truyền thanh, em hỏi, “Chị có quen Bích Huyền không?” Khi biết tôi là Bích Huyền, em đó mừng lắm. Em nói, “Mẹ em sang Cali chơi, thích nghe đài Việt Nam và cứ mong đến tối thứ Bảy để đón nghe ‘Tâm T́nh Với Nhau’ với Bích Huyền-Quỳnh Lưu. Khi về lại DC, Mẹ bắt em phải thu tape gửi sang. Em cũng thích nghe lắm, nhưng thứ Bảy th́ em đâu có ở nhà nên phải nhờ cô em thu dùm.” Kể xong, em lấy từ trong xách tay một túi đựng nhiều cuốn tape thu chương tŕnh “Tâm t́nh với nhau”, đưa tôi xem. Em nói, “Đây là ‘món quà’ mà em dành cho Mẹ trong mùa lễ Tạ Ơn này.” Tôi lặng người đi v́ niềm vui và nỗi xúc động!…

 

LH: Tôi cũng… lặng người đi v́ câu chuyện của chị. Những t́nh cảm quư mến chị nhận được ấy không chỉ đến từ các chương tŕnh phát thanh chị phụ trách mà c̣n từ các hoạt động phục vụ cộng đồng của chị, và đặc biệt từ tác phẩm gắn liền với tên chị, “Lối cũ chẳng sao quên”. Chị Bích Huyền có lời ǵ “tâm t́nh” với độc giả từng yêu thích cuốn bút kư, tự truyện ấy?

 

Bích Huyền: Chỉ biết cám ơn và cám ơn thật nhiều quư độc giả đă ủng hộ, đă đọc và chia sẻ với Bích Huyền về một phần đời của Bích Huyền gửi vào những trang sách ấy. Nhưng mà, cuốn sách “Lối cũ…” ấy đă “cũ” rồi anh Lê Hữu à.

 

LH: Một cuốn sách hay không bao giờ cũ. Cuốn sách mỏng, nhưng nói được rất nhiều, đến mức trở thành một một sử liệu, một tài liệu quư báu. Giá trị của “Lối cũ chẳng sao quên”, nói như giáo sư Phạm Cao Dương, “Không có những tài liệu thuộc loại này, người ta sẽ không thể hiểu được tại sao người Việt lại liều mạng bỏ nước ra đi môt cách liên tục từ sau năm 1975, sau khi ḥa b́nh, độc lập và thống nhấtdù là thống nhất dưới chế độ CSđă trở lại trên quê hương họ.” Tôi vẫn cho là, người Việt thế hệ hôm nay và ngày mai, và cả người ngoại quốc nữa, cần phải có trên tay cuốn sách ấy để hiểu được và hiểu đúng về cuộc chiến tranh Việt Nam. Trên những trang sách ấy là những sự thật không thể che dấu, là những dối trá bị phơi bày.

 

Bích Huyền: Cám ơn anh đă nói lên ư đó. Thực sự, khi viết Bích Huyền chỉ viết một cách tự nhiên, có sao th́ nói vậy, từ những việc mắt thấy tai nghe tới những cảm xúc đến từ các sự việc ấy.

 

LH: Vâng, chính v́ thế, chính v́ điều ấy thưa chị, đă làm cuốn sách ấy thực sự có ư nghĩa và giá trị. Có một cuốn sách “cũ” gấp nhiều lần cuốn sách của chị mà người ta vẫn muốn t́m đọc, chị c̣n nhớ “Nhật kư Anne Frank” chứ? Cô bé Anne Frank, tác giả cuốn nhật kư ấy, không có ư định tố cáo cái ǵ cả. Cũng như chị, cô bé ấy cũng chỉ viết ra những việc ghi nhận được và những cảm xúc trong ḷng ḿnh. Thế nhưng cuốn sách ấy đă làm rơi lệ biết bao người, đă đánh động lương tri của nhân loại và trở thành bản cáo trạng mạnh mẽ nhất về tội ác, về sự tàn bạo, phi nhân của con người đối với con người. Người đọc không chỉ khóc v́ những thảm cảnh của chiến tranh mà c̣n khóc v́ những giấc mơ của cô bé ấy bị dập tắt phũ phàng. Trong cuốn sách của chị cũng thế, cũng có những giấc mơ bị dập tắt một cách phũ phàng… Hỏi thật chị Bích Huyền nhé, chị có biết v́ sao “Lối cũ chẳng sao quên” của chị được nhiều người t́m mua, t́m đọc đến như thế?

 

Bích Huyền: Chắc là do… người đọc thương mến và ủng hộ tác giả, Bích Huyền nghĩ vậy.

 

LH: Có đúng một phần thưa chị. Theo tôi th́, người đọc cảm thương cho nhân vật chính trong cuốn tự truyện ấy, và cũng cảm thương cho… ḿnh nữa. Nói cách khác, người đọc “gặp” được ḿnh, t́m thấy ḿnh, t́m thấy những điều họ muốn nói, muốn kể trong những trang sách của chị. Nhà văn là người viết thay cho người khác những ǵ họ từng nghĩ nhưng không viết ra được. Chị đă viết thay cho biết bao người, cho biết bao số phận. Cuốn sách ấy không c̣n là cuốn sách của… riêng chị nữa. Ai cũng có một “lối cũ chẳng sao quên”, và người đọc cám ơn chị đưa họ t́m về những đường xưa lối cũ ấy.

 

Bích Huyền: Bích Huyền nhận được khá nhiều ư kiến đóng góp cho “Lối cũ chẳng sao quên” và rất quư, rất trân trọng các nhận xét phê b́nh cho cuốn sách ấy, đặc biệt là những ư tưởng rất “mới” mà anh Lê Hữu vừa chia sẻ.

 

LH: Tôi cũng được biết, cả đến những tờ báo lớn ở Mỹ cũng đă có những bài báo, những trang viết về chị Bích Huyền. Một bài báo của Los Angeles Times, tháng Tư 1995, tôi c̣n nhớ, đă có những ḍng viết, “Bích Huyền đă t́m cách chắp vá lại từng mảnh vụn của cuộc đời vỡ nát từ sau ngày chiến tranh kết thúc hai mươi năm về trước.” Liệu có đúng là chị muốn “chắp vá lại” những “mảnh vụn” ấy, hay là chị đă muốn lật qua một chương sách mới, để bắt đầu một cuộc sống mới, trong một khung cảnh mới?

 

Bích Huyền: Thưa anh, đúng là “ḷng tôi muốn tạm yên” từ khi đặt chân lên quê hương thứ hai này. Tôi đă muốn quên hết, xóa hết, để được đi lại từ đầu như anh nói. Thế nhưng, những ai đă từng “t́m quên” đều biết rằng không phải là chuyện dễ dàng, v́… “khi cố quên là khi ḷng nhớ thêm”, và v́ vậy mới có… “Lối cũ chẳng sao quên”.

 

LH: Chị Bích Huyền có biết chị là một người thực sự hạnh phúc? Chị nhận được ḷng thương yêu của gia đ́nh và những người thân. Chị nhận được t́nh cảm quư mến của bao nhiêu là độc giả, thính giả. Chị có những t́nh bạn thắm thiết có chung một bề dày kỷ niệm, bề dày của gắn bó, cảm thông và tin cậy. Những hạnh phúc ấy không phải là ai cũng dễ dàng có được. Chị đă vượt qua tất cả, vượt qua những nghịch cảnh, như người ngă quỵ trong băo tuyết vẫn gượng đứng dậy được để bước tiếp… Và hơn thế nữa, chị đă quên đi nỗi đau của riêng ḿnh, đă để ḷng ḿnh nghiêng xuống những số kiếp không may qua những nghĩa cử đầy ḷng nhân ái, như việc bảo trợ các học sinh nghèo ở Việt Nam hay việc giúp đỡ các gia đ́nh cựu tù nhân chính trị… Chị không ngại kể cho nghe về những việc làm ấy chứ?

 

Bích Huyền: Thưa anh, những việc anh vừa nói ấy được sự tiếp tay tiếp sức của người này người nọ chứ một ḿnh Bích Huyền đâu có làm nổi. Một trong những công việc tôi cảm thấy vui nhất là chia sẻ với những gia đ́nh HO vừa đến định cư ở vùng đất mới, từ việc giúp họ những vật dụng cần thiết như chén bát, quần áo, chăn nệm, bàn ghế cũ… đến việc giúp t́m kiếm nơi ăn chốn ở và việc làm thích hợp. “Nhóm HO” chúng tôi, gồm các anh Chu Tất Tiến, Phạm Thanh Tâm, Nguyễn Tiến Dũng (nay đă qua đời)… và một số anh em khác nữa được nhật báo Người Việt dành cho một pḥng làm “trụ sở” để xúc tiến những công việc ấy… Tôi cũng không bao giờ quên được những cái chết thương tâm của gia đ́nh HO mới sang và chúng tôi đă kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng trên nhật báo Người Việt để có tiền lo ma chay, và lần nào cũng được sự hưởng ứng rất đông.

     Công việc thường xuyên của Bích Huyền hiện nay là bảo trợ các con em của thương phế binh VNCH và viên chức chế độ cũ ở trong nước có đủ tiền ăn học, mua sách vở giấy bút… Các con tôi và tôi, cùng một nhóm bạn thân tự nguyện bỏ tiền ra trong khả năng của ḿnh để thực hiện công việc này, không lên tiếng kêu gọi sự đóng góp của nguồn nào cả.

 

LH: Thật là đáng quư khi biết được rằng, đâu đó trong cuộc sống vẫn c̣n rải rác những tấm ḷng. Vẫn c̣n những con người trăn trở t́m mọi cách để mang về mùa xuân cho những phận người khốn khó. Như vậy th́ cuộc đời này vẫn c̣n đáng yêu đáng sống, phải không chị Bích Huyền?

     “Ngủ ngon mộng đẹp đêm nay”, chị vẫn hay gửi lời chúc ấy đến thính giả của chị ở cuối mỗi chương tŕnh phát thanh, hẳn chị Bích Huyền phải có những giấc mơ ngọt ngào? Và chị có lời chúc nào gửi đến thính giả, độc giả của chị trong ngày đầu năm?

 

Bích Huyền: Giấc mơ lớn nhất vẫn là được nh́n thấy quê hương ḿnh đổi mới và được trở về quê cũ, một nước Việt Nam có tự do, có dân chủ, có nhân quyền. Bích Huyền cầu chúc tất cả quư thính giả, quư độc giả, và anh Lê Hữu nữa, mùa xuân thật đầm ấm, thật tươi đẹp, một năm mới tràn ngập hạnh phúc, an ḥa, và không chỉ… “ngủ ngon mộng đẹp đêm nay” thôi mà luôn có những giấc mộng dài, mộng đẹp suốt bốn mùa.

 

LH: Rất cám ơn chị Bích Huyền đă dành th́ giờ cho buổi chuyện tṛ thật thú vị! Đầu năm Tây cuối năm Ta, xin chúc chị luôn trẻ đẹp, duyên dáng như mùa xuân, và giấc mơ của chị Bích Huyền–cũng là giấc mơ của bao người Việt khác–sẽ thành tựu trong những chương sách mới của chị. Và…, “xin lưu luyến chia tay” chị Bích Huyền!

 

Bích Huyền: Bích Huyền cũng “xin lưu luyến chia tay” anh Lê Hữu, và xin cám ơn anh đă dành cho Bích Huyền cơ hội được “tâm t́nh ngày xuân” cùng quư thính giả, quư độc giả kính mến.

 

Lê Hữu thực hiện