Chúng ta học được kinh nghiệm nào trong cuộc chíến Gaza? (Lê Hùng Bruxelles)

 

 

Địa dư chính trị giữa Gaza và Do Thái.

 

Dảy đất Gaza phía đông giáp biển Địa Trung hải, phiá bắc và phía tây bọc bởi Do Thái, chỉ c̣n phiá Nam một đường biên giới dài 15 cây số tiếp liền với Ai Cập. Theo hiệp ước năm 2005, Israel kư kết với nhà lănh đạo Palestine là tổng thống dân cử Mahmoud Abbas, dưới sự giám sát của Liên Âu, sống chung hoà b́nh, th́ Gaza xem như kinh đô chính trị của người Palestine. Nhưng sau cuộc bầu cử năm 2006, tổ chức Hamas thắng đưa Ismail Hamiyel lên làm thủ tướng, th́ ông này liền đuổi tổ chức ôn hoà Fatah do tổng thống dân cử Mahmoud Abbas ra khỏi Gaza, và dành quyền cai trị.

 

Hamas là sản phẩm phong trào giải phóng Palestine (OLP) do Arafat đề xướng từ năm 1959, c̣n gọi là Fatah. Đây là một tổ chức Hồi giáo cực đoan, chỉ muốn áp dụng chiến thuật khủng bố thời Arafat đối với Do Thái, cương quyết nuôi dưởng tinh thần tuẫn đạo, chỉ có những kẻ chết v́ đạo Hồi mới là anh hùng.

 

Từ năm 1965, Arafat đă thành công xách động người Palestine nổi dậy (intifada) chống trả Do Thái và măi dến năm 1994, trở thành vị lănh đạo chính thức Palestine trong khuôn khổ pháp luật được thế giới công nhận. Những cuộc ám sát, khủng bố dân Do Thái do ông tổ chức trước đây, không những không bị thế giới lên án, mà lại c̣n có giải thưởng Nobel!. V́ vậy, người dân Palestine rất dễ tin rằng chiến thuật liều mạng, ôm bom xung kích theo văn hoá Arafat là hiệu nghiệm nhất. Sau này các chiến lược gia vùng Trung đông và Cận đông đă đoán nhầm về sức mạnh vũ khí và chiến thuật quân sự của Do Thái cũng chỉ v́ loại văn hoá liều mạng nầy.

 

Nguyên nhân gây chiến.

 

Cuộc sống của người Palestine rất nghèo khổ, nên dân cư ngụ vùng phía nam Gaza thường t́m cách băng qua Ai Cập buôn lậu. Suốt dọc theo biên giới Ai Cập, mà Do Thái gọi là hành lang Philadelphie, một số con buôn đầu cơ thuê đào đường hầm cở vừa cho một người có thể chui qua lănh thổ Ai Cập, để chuyên chở những hàng hoá thuốc men và đồ quốc cấm về bán lại cho dân Palestine.

 

Vào những năm 2003 –2005, sau lúc chính quyền Do Thái di tản số người Do Thái ra khỏi vùng Sinai, tổ chức Hamas cho đào thêm nhiếu đường hầm chiến lược, lo chuyên chở vũ khí và đạn dược từ Ai Cập vào Gaza. Khi quân đội Do Thái khám phá nhiều đường hầm xây cất bằng xi măng, có trang bị đèn và đường dây điện thoại tiếp cận giữa hai bên, ở giữa có con đường rầy dành riêng cho một loại xe nội hoá chuyễn vủ khí đạn dược. Ngay tại các cửa ra vào đường hầm chính quyền Hamas c̣n thiết bị hoá trang những máy radar cảnh báo cho biết người qua lại để đề pḥng. Thấy nguy, chính quyền Do Thái liền cho phong tỏa suốt dảy hành lang biên giới Philadelphie để chận đường vủ khí của Hamas.

 

Cuộc phong toả nầy chẳng khác nào như chính quyền Do Thái đang chặn hơi thở người Palestine. V́ vậy, qua ngày 26/12/2008, chính quyền thủ tướng Ismail Hamiyel, bất tuân lệnh hưu chiến, cho dân quân bắn nghi binh vào phía Bắc đất Do Thái 80 qủa súng cối và roquette. Song song với hành động này, ông Khaled Mechaal, cố vấn chính trị Hamas, trên đài truyền h́nh tại Damas, lên tiếng và cho thế giới biết rằng đây là cuộc nổi dậy lần thứ ba của dân tộc Palestine.(lần nhất ngày 9/12/87, lần nh́ ngày 29/12/200).

 

Sáng hôm sau, để trả đủa Hamas, chính quyền Do Thái phát lệnh chiến dịch « Plomb Durci » với lư do chận đứng việc bắn phá của Hamas vào lănh thổ Israel. Trận chiến bắt đầu và ngày càng bi thảm, Đến nay, quân đội Do Thái cho biết đă phá trên 225 đường hầm. Tuy nhiên, số đường hầm vẫn không tài nào phá sạch nổi. Trước đây, tháng 1/2002, dưới thời bộ trường quốc pḥng, Binyamin Ben Eliezer, đă ra lệnh phá nát tất cả nhà cửa vùng Rafah nghi ngờ có cửa ra vào các đường hầm. Chỉ trong một đêm hàng trăm nhà cửa trên 15km dọc theo hành lang Philadelphie bị xe ủi đất cào nát. Nhưng sau khi quân đội quay lưng, th́ mọi đường hầm vẫn về nguyên trạng. Qua kinh nghiệm, Bà Tzipi Livni, bộ trưởng ngoại giao tuyên bố rằng chính phủ Do Thái bắt buộc quân sự hoá hành lang Philadelphie cốt để tiêu diệt tổ chức Hamas.

 

Đêm ngày bầu trời Palestine đă đỏ rực ánh sáng bom đạn. Ngoài biển đại bác rót vào. Trên trời bom rớt xuống. Dọc đất liền xe bọc sắt mở đường cho bộ binh Do Thái tràn tới. Hơn 3 tuần nhật, 1300 người Palestine chết, không kể số khác bị thương. Người lớn thiếu cơm. Trẻ con thiếu sữa. Tiếp tế bị chận đường. Thế giới lên án Do Thái. Liên Âu và LHQ đă đứng ra can thiệp. Trung Đông cũng đă dự vào.

 

Tổ chức Hamas muốn chạy làng, nhưng Do Thái cứ gỉa vờ tai điếc! Chính quyền Olmert tiếp tục ra lệnh quân đội Tsahal tiến vào thủ đô Gaza. Có lư nào môt nước bé nhỏ như Do Thái, quốc gia lại bị bao bịt tứ bề bởi môt số quốc gia Hôi Giáo, -trong đó đáng kể là Iran đă từng hăm dọa quét DoThái ra khỏi bản đồ thế giới-, vẫn im thinh thít trước hành động xem như hỗn xược nầy!. Tại sao? Đây cũng là một kinh nghiệm cho người Việt chúng ta suy gẫm về tương lai Đất Nước.

 

Sức mạnh vũ khí của Do Thái hiện tại.

 

Thế giới đang phân vân những loại vũ khí mà quân đội Do Thái đang dùng có một hiệu năng khủng khiếp, chưa có một quân đội nào dùng tại các nước vùng Trung đông từ trước đến nay. Tờ Le Monde cho biết  hai y sĩ trong tổ chức ONG Na Uy phục vụ tại bệnh viện Al-Chifa nói rằng họ không t́m thấy những nạn nhân bị cháy bởi phosphore trắng như các bás sĩ Palestine đă tuyên bố, cũng chẳng phải bị loại bom nổ chậm như loại Do Thái đă dùng ở Liban năm 2006 . Nhưng sau khi khám nghiệm nhiều xác nạn nhân họ có lư để nghĩ rằng quân đội Do Thái đang dùng một loại vũ khí mới, mà các chuyên viên quân sự Mỹ gọi tắt là Dime (Dense Inert Metal Explosive).

 

Loại vũ khí nầy được đem ra trắc nghiệm từ năm 2004, là một loại bom (un explosif) bắn ra một hổn hợp nổ (mélange de matière explosive) tung ra những hạt sợi carbone. Thuốc súng được trộn với kim loại nặng và tungstène, tạo ra sức công phá rầt mạnh trong khoảng cách vài thước, và sẽ rất yếu khi mục tiêu quá 10 thước. Cách 2 thước th́ nạn nhân bị cắt làm đôi, Cách 8 thước th́ chân bị thiến và cháy đen như hàng ngàn mủi kim cắm vào. Tóm tắt, đây là loại vũ khí dùng giết người lúc tập trung hay hội họp. Nạn nhân thường bị xuất huyết mà bác sĩ th́ không thể nào xác tính được vị trí nơi máu chảy ra. Mặt khác, c̣n có tin rằng hiện tại Do Thái đang dự trử bom nguyên tử, nên các nước anh em Hồi Giáo có phản ứng rất yếu ớt.      

 

Điểm đáng chú ư là chính quyền Do Thái, bất cứ chính quyền nào, đều đặt nặng sinh mạng của người dân lên hàng đầu. Họ sẳn sàng hành động bất cứ điều ǵ miễn sao đức tin của người Do Thái được bảo đảm. Đức tin của người Do Thái là dân tộc họ, chỉ có dân tộc Do Thái, sẽ sống lại vĩnh viễn như Chúa đă loan truyền. Nhờ vậy, mọi chi phí về bảo vệ sinh mạng của người lính ngày càng chăm sóc kỷ càng. Chính phù không cần lo lắng sự đóng góp của người dân Do Thái. Chẳng hạn, chiến xa Merkava trước đây đă dùng trên chiến trường Liban năm 2006, nay đă thay đổi hoàn toàn để nâng cao an ninh cho binh sĩ. Muốn vậy, họ chuyễn đầu máy xe của tất cả chiến xa ra phía trước, và lớp sắt bọc xe dày hơn. Trên xe cho trang bị một loại radar để khám phá roquette của địch bắn đến. Khi roquette của địch bắn tới, máy radar trên xe tự động điều khiễn trong ṿng 5 giây cho nổ một trái phá, tạo ra một bức tường sắt vụn ngăn cản không cho đạn đạo roquette đi qua.

 

 

Khả năng chiến đấu của quân đội Do Thái.

 

Quân khí và chiến thuật quân đội Do Thái c̣n hơn cả lính Mỹ để lùng giặc trong thành phố, nhất là thành phố Gaza nhà cửa chằng chịt. Khi vào thành phố, quân đội áp dụng chiến thuật  gọi là ong vở tổ (en essains) để tiêu diệt địch, nghĩa là kẻ băng qua mái nhà, người rúc xuống hầm  hay băng tường vách, để đến mục tiêu, chứ không cần lẫn ṃ theo đường sá. Mỗi trung đội trưởng được trang bị môt máy điện tử mă số nhỏ (Tzayad), đưa tin về cấp chỉ huy trực tiếp định vị đội h́nh của trung đội đang mai phục và vị nầy gửi lại h́nh ảnh những toán quân bạn đang làm ǵ tại đâu? Ông trung đội trưởng c̣n có một hệ thống đặc biệt để nh́n xuyên tường vách các nhà cửa dinh thự, bằng cách dùng súng phóng lựu đạn hay súng ngắn xáp là cà bắn ra những viên đạn cho thấy mục tiêu trước khi xung phong. Nhờ vậy con số tử vong trong quân đội Do Thái rất thấp, khoảng 0,01%.

 

Về phần tâm lư, quân đội Do Thái cũng chuẩn bị kỷ lưởng. Người Ẫ rập Hồi giáo th́ không bao giờ chịu hợp tác được với người Do Thái, nhưng trong thời gian gần đây chính quyền Do Thái lại áp dụng một lề lối vận động hành lang khá độc đáo. Quân đội Do Thái được lệnh không được làm khó dễ người Palestine trong những vùng chiếm đóng. Quân đội phải biết phân loại và trừng trị kẻ chủ mưu bạo động, không nên mạnh tay với người thường dân bị bắt làm con tin. Nhờ đặt nặng vấn đề dân vận nên phần lớn người Palestine theo tổng thống Mahmoud Abbas trở về chống lại tổ chức Hamas bằng cách cắt những đường giây internet hay phá sóng radio và truyền h́nh. Một số du kích theo Hamas dọc theo biên giới Do Thái cũng ngă theo tổng thống Abbas nên vấn đề bắn roquette vào đất Do Thái  giảm bớt nhiều. Trong khi kỷ thuật tác chiến của quân đội Mỹ là lấy tin tức, sau đó lợi dụng triệt để không quân để đánh những mục tiêu xa của địch, th́ quân đội Do Thái lại ứng dụng cả ba phương tiện không quân, kỷ thuật điện tử và ngành điệp báo. 

 

 

Kết luận.

 

Xét về địa dư chính trị giữa Gaza và Do Thái cũng chẳng khác gi giữa Việt Nam và Trung Cộng. Việt Nam đă bị Trung cộng bao vây tứ bề. Nay lại c̣n thêm việc thiết lập con đường hoả xa Quảng Tây Hà Nội. Xét về dân số giữa Gaza và Do thái, cũng không khác ǵ giữa Việt Nam và Trung Cộng. Dân số Việt Nam chỉ xê xích tỉnh Quảng Tây.

 

Nay xét thêm giữa Cộng đồng tỵ nạn và Việt Cộng cũng có nhiều điểm sai biệt tương tự. Cộng Đồng hải ngoại không có đất đứng trong nôị địa, nhưng vấn đề nhân tâm th́ Việt Cộng không chiếm đa số giữa người dân đang sống trong nước. Có thể nói hiện tại Việt Nam là thùng thuốc súng mà chế độ Việt Cộng đang băn khoăn cố t́m tháo ng̣i nổ. Con số Cộng Đồng hải ngoại tuy chỉ bằng 1/30 dân số trong nước, nhưng Cộng Đồng đang có một sức mạnh tinh thần đáng kể. Đó là sức mạnh Tự do và Dân Chủ. Hơn nữa, thế giới hôm nay không c̣n là thế giới đơn diện mà là đa diện. Một nước Mỹ hay một nước Nga không thể là một quốc gia bá chủ, dù cho hai quốc gia này giàu có và nhiều súng đạn.

 

Hôm nay không thể có một quốc gia nào đơn phương đến cai trị và bóc lột một sắc tộc khác. Do Thái không thể tiêu diệt được Hamas, cũng như các nước Hồi Giáo vùng Trung và Cận Đông cũng không thể xoá tên Do Thái. Trung Cộng không thể đưa quân tràn sang bóp cổ Việt Cộng, nếu chính quyền Việt Nam chống lại sự cướp đất ngang ngược của Trung Cộng. Cũng như Việt Cộng không thể đơn phương khống chế đươc cộng đồng người Việt hải ngoại

 

Tóm tắt, qua kinh nghiệm cuộc nổi dậy lần thứ ba trên dải đất Gaza, câu hỏi căn bản có liên quan giữa Cộng Đổng Hải ngoại và Việt Cộng cũng như giữa Việt Nam và Trung Cộng đang cần t́m lời giải đáp: Hẳn Yếu sẽ thua và Mạnh sẽ thắng?

 

 

Lê Hùng Bruxelles.